Giáo án Ngữ văn 6 bài: Nhân hóa theo CV 5512

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài: Nhân hóa được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm được khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa. Hiểu được tác dụng của nhân hóa.

2. Phẩm chất: Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

3. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo

-Năng lực chuyên biệt: Biết vận dụng kiến thức về nhân hóa vào việc đọc hiểu văn bản và viết bài văn miêu tả.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi .

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Nắm được khái niệm và cấu tạo của so sánh.

- Các kiểu so sánh thường gặp.

* Nhiệm vụ: HS nghiên cứu bài học.

* Phương thức thực hiện: Hđ cá nhân, hđ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: Hs suy nghĩ trả lời

* Cách tiến hành:

GV chuyển giao nhiệm vụ

Đọc đoạn văn sau:

Sau cơn mưa, bầu trời xanh bóng như vừa được gột rửa. Ông mặt trời ló rạng ném những tia nắng vàng như mật xuống vạn vật. Những chị cúc, chị hồng cười toe toét, rung rinh khoe chiếc áo rực rỡ sắc màu,....

? Nhận xét cái hay về nghệ thuật của đv trên?

HS: Sử dụng phép tu từ ss, tính từ chọn lọc.

GV: Còn một biện pháp nghệ thuật độc đáo nữa…

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu nhân hóa là gì

*Mục tiêu: được các kiểu nhân hóa, phân tích được tác dụng của phép nhân hóa đó.

*Nhiệm vụ HS: HS tìm hiểu ở nhà

*Phương thức thực hiện: hoạt động chung, hoạt động nhóm.

*Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.

*Cách tiến hành:

HOẠT ĐỘNG NHÓM CẶP ĐÔI (5 phút)

1.Gv chuyển giao nhiệm vụ:

GV. hd HS đọc đoạn thơ VD – SGK trang 56.

HS. Đọc ví dụ.

? Em hãy kể tên các sự vật được nói đến trong đoạn thơ trên?

HS: Trời, cây mía, kiến ….

? Trời được nhà thơ gọi bằng từ nào? Từ đó thường dùng để gọi ai?

HS: Ông - đại từ thường dùng để gọi người.

? Dùng từ “ông” để gọi trời có tác dụng gì?

HS. Trời trở nên gần gũi với con người hơn.

?. Các sự vật trời, cây mía, kiến được tác giả gán cho những hành động nào? Của ai?

2. Hs tiếp nhận nhiệm vụ

- HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm:

 

- Mặc áo giáp, ra trận ->

- Múa gươm

- Hành quân

-> Là hành động của con người chuẩn bị chiến đấu.

? Như vậy các sự vật trên đã được nhà thơ gợi tả bằng các từ ngữ vốn được dùng để gọi, tả người.

? Qua cách nhà thơ dùng từ ngữ vốn gọi, tả người để gọi, tả bầu trời, cây mía, đàn kiến em thấy các sự vật đó hiện nên như thế nào?

HS. Giống như con người.

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

1 HS đọc to phần ghi nhớ

?Lấy VD về NH?

 

Gv kết luận: Những cách dùng từ ngữ vốn gọi, tả người để gọi tả trời, cây mía, kiến của nhà thơ Trần Đăng Khoa được gọi là nhân hóa (nhân: người, hóa: biến thành, trở thành. Nhân hóa tức là biến các sự vật không phải là người trở nên có đặc điểm, tính chất, hoạt động,.. như người).

?Vậy em hiểu nhân hóa là gì?

Các hình ảnh nhân hóa trong đoạn thơ trên có tác dụng gì trong việc miêu tả cảnh vật trước cơn mưa?

-. Làm cho cảnh vật trước cơn mưa vô cùng hấp dẫn, sống động mỗi sự vật hiện lên như có một đời sống riêng và rất gần gũi với con người.

GV. Để hiểu rõ thêm về tác dụng của nhân hoá, các em hãy quan sát và thảo luận câu hỏi sau.

G. Đưa ra câu hỏi thảo luận .

Câu hỏi thảo luận: So sánh hai cách diễn đạt sau, cách diễn đạt nào hay hơn? Tại sao?

Cách 1:

Ông trời

Mặc áo giáp đen

Ra trận

Muôn nghìn cây mía

Múa gươm

Kiến

Hành quân

Đầy đường

( Mưa-Trần Đăng Khoa )

 

Cách 2:

 

- Bầu trời đầy mây đen.

 

- Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới.

 

- Kiến bò đầy đường

 

 

GV: Phân lớp thành hai nhóm để thảo luận .

H. Các nhóm thảo luận 3 phút. Đại diện các nhóm trình bày, phát biểu, nhận xét.

GV. chốt:

- Cách 1: hay hơn vì các hình ảnh nhân hoá có tính hình ảnh làm tăng tính biểu cảm cho câu thơ, làm cho các sự vật trước cơn mưa hiện lên rất sinh động hấp dẫn và gần gũi hơn với con người.

- Cách 2: miêu tả cảnh vật khách quan như nó vẫn diễn ra.

G. Cảnh vật trước cơn mưa được miêu tả như ở cách 2 rất quen thuộc với chúng ta, ai cũng có thể cảm nhận và miêu tả như nó vẫn diễn ra. Thế nhưng để cho mỗi sự vật ấy có đời sống riêng, tâm hồn riêng rất sinh động hấp dẫn và gần gũi với con người thì chỉ có nhà thơ Trần Đăng Khoa mới biết cách miêu tả bằng những hình ảnh nhân hoá rất độc đáo, gợi cảm

? Qua cách diễn đạt 1, em hiểu gì về tình cảm của tác giả với thiên nhiên, cảnh vật?

G. Đó là tác dung thứ 2 của phép nhân hóa trong đoạn thơ.

- Đó là sự cảm nhận rất hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ và tình cảm yêu mến thiên nhiên, cảnh vật của nhà thơ khi làm bài thơ này còn rất nhỏ tuổi.

G. Từ ví dụ , em hãy cho biết phép nhân hóa nói chung có tác dụng gì?

H. Làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

G. Em hãy khái quát lại nhân hoá là gì? Nhân hóa có tác dụng gì?

H. Phát biểu, nhận xét, bổ sung.

G. Chốt lại khái niệm phần ghi nhớ SGK.

H. Đọc ghi nhớ .

Gv chuyển ý: Như vậy chúng ta đã biết nhân hóa là gì. Để có được phép nhân hóa người ta phải thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Mỗi cách được gọi là một kiểu nhân hóa. Vậy có các kiểu nhân hóa nào?

Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của phép so sánh

*Mục tiêu: Giúp HS có những phương pháp cơ bản về cấu tạo phép so sánh.

*Nhiệm vụ HS: HS thực hiện yêu cầu của GV

*Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động chung, hoạt động cặp đôi.

*Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách thức thực hiện:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: THẢO LUẬN NHÓM BẰNG KĨ THUẬT KHĂN PHỦ BÀN (5 phút )

Chia nhóm thảo luận:

+ Nhóm 1:

? ở ví dụ a có những sự vật nào được nhân hóa? Các sự vật đó được nhân hóa bằng các từ ngữ nào?

? Các từ lão, bác, cô, cậu vốn dùng để gọi gì?

G. ở ví dụ a thực hiện nhân hóa bằng cách nào?

+ Nhóm 2: Hãy theo dõi vào ví dụ b có sự vật nào được nhân hóa ở ví dụ b? Nhân hóa bằng từ ngữ nào?

2.Hs tiếp nhận nhiệm vụ

- HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm:

Nhóm 1:

+ Các sự vật đó được nhân hoá bằng các từ ngữ: Miệng, tai, mũi, chân, tay: lão, bác, cô, cậu.

+Các từ lão, bác,cô, cậu vốn dùng để gọi: gọi người.

Nhóm 2:

H. Tre: chống lại, xung phong, giữ.

G. Các từ “chống, xung phong, giữ” thuộc kiểu từ loại nào mà em đã được học?

H. Động từ.

G. Các động từ này vốn được dùng để chỉ hoạt động của người hay vật?

H. chỉ hoạt động của người.

G. Tác giả dùng các động từ chỉ hoạt động của người để miêu tả tre có tác dụng gì?

H. Ca ngợi cây tre, tre hiện lên như những người chiến sĩ sát cánh cùng nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến giữ nước.

G. Như vậy ở ví dụ b đã dùng cách nào để thực hiện nhân hóa

H. Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

Gv nói: đây là cách thực hiện nhân hóa phổ biến nhất và được dùng nhiều nhất.

+ Nhóm 3: Hãy theo dõi vào ví dụ c, có sự vật nào được nhân hoá ở ví dụ c? Nhân hóa bằng từ ngữ nào?

H. Trâu: ơi

G. Từ ơi vốn được dùng làm gì?

H. Trò chuyện xưng hô giữa người với người.

G. Như vậy ở ví dụ c tác giả dân gian đã thực hiện nhân hóa bằng cách nào?

H. Trò chuyện xưng hô với vật như với người.

G. Nhìn lên bảng phân tích các ví dụ, em hãy cho biết có mấy kiểu nhân hóa? Là những kiểu nào?

H. phát biểu, nhận xét.

G. Các kiểu nhân hóa này được trình bày cụ thể trong phần ghi nhớ SGK.

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

Gọi HS đọc ghi nhớ

- HS đọc

I. Nhân hóa là gì?

1)Ví dụ.

2) Nhận xét.

Các sự vật: trời, cây mía, kiến (vô tri vô giác)

+ được gợi, tả bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi, tả người

+ Có hành động giống như con người

-> nhân hóa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tác dụng của nhân hoá:

+ Làm cho cảnh vật trước cơn mưa sinh động, hấp dẫn.

 

 

 

 

 

 

+ Thể hiện tình cảm yêu mến thiên nhiên, cảnh vật của nhà thơ.

 

 

 

 

 

* Ghi nhớ: (SGK trang 57).

 

 

 

II. Các kiểu nhân hoá.

1) Ví dụ.

2) Nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

- Trò chuyện xưng hô với vật như với người

- Có 3 kiểu nhân hóa.

3) Ghi nhớ: (SGK trang 58)

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

Bài 1: Nhận diện nhân hóa, nêu tác dụng của nhân hóa

*Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về phép nhân hóa để đặt câu có sử dụng phép nhân hóa theo yêu cầu.

*Nhiệm vụ HS: HS suy nghĩ, trình bày

*Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi.

*Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS.

* Cách thực hiện

Gv chuyển giao nhiệm vụ

? Đặt câu có sử dụng phép nhân hóa theo từng loại.

Hs tiếp nhận nhiệm vụ

+ HS đọc yêu cầu bài tập

+ Đặt câu

- Dự kiến sản phẩm:

Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

1) Bài 1:

- Các phép nhân hóa:

+ Bến cảng... đông vui

+ Tàu mẹ, tàu con

+ Xe anh, xe em

+ Tất cả đều bận rộn

- Tác dụng: Gợi không khí LĐ khẩn chương, phấn khởi của con người nơi bến cảng.

Bài 2: So sánh 2 cách diễn đạt

* Mục tiêu: HS thấy được tác dụng của nhân hóa trong câu văn

* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi trả lời.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi.

* Cách tiến hành:

GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

+ Đọc yêu cầu bài tập.

+ Tìm thành ngữ có sử dụng phép ss

HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Nghe và làm bt

Dự kiến sản phẩm

- Có dùng nhân hóa ở bài 1: cảm nghĩ tự hào, sung sướng của người trong cuộc.

- Không dùng nhân hóa ở bài 2: Quan sát, ghi chép, tường thuật khách quan của người ngoài cuộc.

Bài 3: So sánh 2 cách viết

* Mục tiêu: HS thấy được tác dụng của nhân hóa trong câu văn

* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi trả lời.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi.

* Cách tiến hành:

GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

+ Đọc yêu cầu bài tập.

+ Tìm thành ngữ có sử dụng phép so sánh

HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Nghe và làm bt

Dự kiến sản phẩm

So sánh hai cách viết

* Giống nhau: đều tả cái chổi rơm

* Khác nhau: - Cách 1: Có dùng nhân hoá bằng cách gọi chổi rơm là cô bé, cô. Đây là văn bản biểu cảm.

- Cách 2: không dùng phép nhân hoá. đây là văn bản thuyết minh.

4) Bài 4:

- Trò chuyện, xưng hô với núi như với người

- Tác dụng: giãi bày tâm trạng mong thấy người thương của người nói.

- Dùng những từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của người để chỉ tính chất, hoạt động của những con vật.

- Tác dụng: Làm cho đoạn văn trở nên sinh động, hóm hỉnh.

- Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của cây cối và sự vật.

- Tương tự như mục c

- Tác dụng: gợi sự cảm phục, lòng thương xót và căm thù nơi người đọc.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống.

* Phương pháp /Kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, hoạt động nhóm.

* Hình thức: Nhóm cặp

* Phương tiện dạy học: Bài tập, máy chiếu

Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV yêu cầu học sinh đọc bài tập.

Viết một đv ngắn có sử dụng phép tu từ nhận hóa và so sánh.

Bước 2: HS suy nghĩ, trao đổi, đứng tại chỗ trả lời

Dự kiến: 2 học sinh trả lời

Bước 3: GV nhận xét, mở rộng theo hình ảnh trên máy chiếu.

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

* Mục tiêu: Mở rộng vốn kiến thức ngoài văn bản, tìm hiểu về nhân hóa

* Phương pháp /Kĩ thuật dạy học: Bài tập dự án.

* Hình thức: Nhóm lớn tìm hiểu ngoài giờ học

* Phương tiện dạy học: Bài tập, máy chiếu

Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV cho học sinh nghe một đoạn ngâm Kiều

- Sưu tầm thêm những câu văn, câu thơ có sử dụng phép tu từ nhân hóa trong các văn bản đã học.

Bước 2: Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tìm hiểu, trao đổi, thống nhất, trình bày ra vở, USB, phiếu học tập…

Bước 3: Trao đổi, báo cáo kết quả: vào giờ học ngoại khóa, hoặc ôn tập…

Bước 4: Giáo viên nhận xét, góp ý, chấm điểm…

- Học bài, thuộc ghi nhớ.

- Hoàn thiện bài tập.

- Soạn bài: Phương pháp tả người

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Khái niệm nhân hoá, các kiểu nhân hoá.
  • Tác dụng của phép nhân hoá.

2. Kĩ năng:

  • Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của phép tu từ nhân hoá.
  • Sử dụng được phép nhân hoá trong nói và viết.

3. Thái độ: - Học sinh thấy được tác dụng và giá trị của phép nhân hoá.

II. Chuẩn bị:

  • GV:- Máy chiếu, phiếu học tập.
  • HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học:

1. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong bài.

2. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

HĐ1: Tìm hiểu khái niệm nhân hoá.

- GV chiếu VD

- HS: đọc đoạn trích trong bài “Mưa” của Trần Đăng Khoa.

? Hãy kể tên các sự vật được nhắc tới trong đoạn thơ?

? Những sự vật ấy được gán cho những hành động nào?

- HS: Trả lời

? Những từ ngữ trên vốn dùng để miêu tả hành động của ai?

? Em có nhận xét gì về cách gọi sự vật ở đây?

- HS:Trả lời

- GV: Chiếu kết luận -> HS theo dõi

? Vậy em hiểu như thế nào là nhân hoá?

- HS đọc mục I.2 - SGK

? Em hãy so sánh 2 cách diễn đạt trên xem cách diễn đạt nào hay hơn?

*GV bình : Bằng biện pháp nhân hoá, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã thổi vào thế giới tự nhiên một linh hồn người. Khiến cho các sự vật vốn vô tri, vô giác có những hành động, thuộc tính, tình cảm của con người. Giúp cho cảnh vật trong thơ trở nên sống động.

? Hãy nêu tác dụng của phép nhân hoá?

- HS: Lấy VD

- HS đọc ghi nhớ.

HĐ2 :Tìm hiểu các kiểu nhân hoá

- GV: Chiếu VD - SGK

- HS: Đọc và nêu yêu cầu.

? Tìm sự vật được nhân hoá trong các câu thơ, câu văn đã cho?

- HS: Trả lời

? Cách nhân hoá các nhân vật trong câu thơ, câu văn đã cho?

? Từ ngữ nhân hoá có gì đặc biệt?

- HS:Trả lời

? trong 3 kiểu nhân hoá đó, kiểu nào hay gặp hơn cả (3 kiểu)

- HS: Trả lời

 

- HS: Lấy VD

- HS đọc ghi nhớ sgk.

- GV: Chiếu kế luận

HĐ3 :Hướng dẫn luyện tập

- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 1.

- HS: Thảo luận theo bàn

- GV giao nhiệm vụ: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hoá.

- Các nhóm thảo luận 2’

- Đại diện nhóm trình bày -> nhóm khác nhận xét

- GV: Chiếu đáp án -> HS theo dõi

 

 

 

 

 

- GV: Chiếu đoạn văn.

- HS: Đọc đoạn văn.

- GV: Hướng dẫn HS so sánh 2 đoạn văn và nhận xét tác dụng của phép nhân hoá trong đoạn văn.

- HS: Đọc yêu cầu bài tập 4.

- GV: Giao nhiệm vụ:

+ HS: Thảo luận nhóm (4 nhóm)

+ Nhóm 1: ý a

+ Nhóm 2: ý b

+ Nhóm 3: ý c

+ Nhóm 4: ý d

=> Đại diện nhóm trình bày, nhận xét.

- GV: Chiếu kết luận, bổ sung.

 

 

I. NHÂN HOÁ LÀ GÌ?

1. Ví dụ:

* Nhận xét:

+ Các sự vật: trời ,cây mía ,kiếm

+ Hành động: - Mặc áo giáp

- Ra trận

- Múa gươm

- Hành quân

=> Miêu tả hành động của con người đang chuẩn bị chiến đấu

+ Cách gọi: Gọi "trời" bằng "ông"-> dùng loại từ gọi người để gọi sự vật.

 

 

 

2. Ví dụ:

* Nhận xét:

- Đoạn 1: sử dụng phép nhân hoá làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động ,gần gũi với con người.

- Đoạn 2: Miêu tả tường thuật một cách khách quan

 

 

 

 

* Ghi nhớ: SGK

II.CÁC KIỂU NHÂN HOÁ:

1. Ví dụ:

2. Nhận xét

* Sự việc được nhân hoá:

- Miệng, Tai, Tay, Chân, Mắt

- Tre.

- Trâu.

* Từ ngữ nhân hoá:

- Lão, cậu, cô, bác

- Xung phong, chống, giữ

- Ơi

* Cách nhân hoá:

- Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.

- Từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ vật.

- Từ chuyên xưng hô với vật như người.

* Ghi nhớ :

III. LUYỆN TẬP

Bài tập 1:

Từ ngữ thể hiện phép nhân hóa

- Đông vui

- Tàu mẹ, tàu con

- Xe anh, xe em

- Túi tít, nhận hàng về và trở hàng ra

- Bận rộn

=> Tác dụng: Làm cho quang cảnh bến cảng được miêu tả sống động hơn, người đọc dễ và hình dung được cảnh nhộn nhịp, bận rộn của các phương tiện có trên cảng.

Bài tập 2/ Tr 58

- Cách diễn đạt trong đoạn văn 1 hay hơn, vì đoạn văn sử dụng nhân hoá giúp người đọc hình dung cảnh bến cảng đông vui, sống động, nhộn nhịp.

 

Bài tập 4/T.59

a. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.

- Tác dụng: Giãi bày tâm trạng mong thấy người thương...

b. Dùng từ vốn chỉ hđ, t/c của vật để gọi vật.

- Tác dụng: Làm cho đoạn văn sinh động, hóm hỉnh.

c. Dùng từ vốn chỉ hđ, t/c của vật để chỉ người

- Tác dụng: Hình ảnh mới lạ, gợi suy nghĩ cho con người.

d. Dùng từ vốn chỉ hđ, t/c của vật để chỉ người

- Tác dụng: Gợi sự cảm phục, lòng xót thương, căm thù...

-------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài Giáo án Ngữ văn 6 bài: Nhân hóa theo CV 5512. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6 và biết cách soạn bài lớp 6 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2.

Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 900
Sắp xếp theo

Giáo án Ngữ văn lớp 6

Xem thêm