Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 98

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 98: Câu trần thuật đơn được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Đặc điểm ngữ pháp của câu trần thuật đơn.
  • Tác dụng của câu trần thuật đơn.

2. Kĩ năng:

  • Nhận diện được câu trần thuật đơn trong văn bản và xác định được chức năng của câu trần thuật đơn.
  • Sử dụng câu trần thuật đơn khi nói và viết.

3. Thái độ: - Thấy được tác dụng của câu trần thuật đơn.

II. Chuẩn bị:

  • GV:- Bảng phụ (VD Phần I).
  • HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học:

1. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là thành phần chính, thành phần phụ của câu? Cho VD minh hoạ.

2. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

HĐ1: HD HS tìm hiểu khái niệm câu trần thuật đơn.

- GV treo bảng phụ ghi ví dụ

- HS đọc ví dụ

? Các câu trong đoạn được dùng làm gì?

- GV: Các câu 1, 2, 6, 9 là câu trần thuật dùng để giới thiệu, tả, hoặc kể về một sự vật hay sự việc để nêu ý kiến.

- GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận (2')

- GV giao nhiệm vụ: Hãy phân tích cấu tạo ngữ pháp câu trần thuật vừa tìm được ?

- GV kiểm tra theo nhóm

? Câu nào chỉ có 1 cụm CV?

? Câu nào do 2 hay nhiều cụm CV tạo thành?

- HS: Câu 1, 2, 9 chỉ có một cụm CV gọi là câu trần thuật đơn. Câu 6 có 2 cụm CV là câu trần thuật ghép.

? Vậy em hiểu thế nào là câu trần thuật đơn?

- HS đọc ghi nhớ

HĐ2: Hướng dẫn học sinh luyện tập

- HS đọc yêu cầu bài tập

- HS thảo luận nhóm (Theo bàn)

-> Đại diện nhóm trả lời

- GV nhận xét, kết luận.

- HS đọc yêu cầu bài tập 2

- HS suy nghĩ làm bài

- GV gọi 2, 3 học sinh lên bảng làm bài tập

- HS nhận xét

- GV nhận xét, sửa chữa.

- HS đọc bài tập 3

- HS thảo luận nhóm

-> Đại diện nhóm trả lời -> Nhóm khác nhận xét

- GV: (khái quát) Từ bài tập 2 và 3 ta rút ra nhận xét: có nhiều cách giới thiệu nhân vật, nhiều cách mở bài: gián tiếp, trực tiếp.

- GV đọc cho HS viết chính tả bài

"Lượm": theo yêu cầu của SGK

- GV kiểm tra bài viết của học sinh: 5 em- sửa lỗi (nếu mắc lỗi)

I. CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN LÀ GÌ ?

1. Ví dụ: SGK

2. Nhận xét.

- Câu kể, tả, nêu ý kiến: Câu 1,2,6,9 -> Câu trần thuật.

- Câu hỏi: Câu 4 -> Câu nghi vấn.

- Bộc lộ cảm xúc: Câu 3, 5, 8 -> Câu cảm thán.

- Câu cầu khiến: Câu 7.

* Xác định cấu tạo:

- Câu 1,2 9: Do 1 cum CV tạo thành -> Trần thuật đơn

- Câu 6 do 2 cụm CV tạo thành -> Câu trần thuật ghép

* Ghi nhớ (SGK)

II. LUYỆN TẬP:

Bài tập 1:

- Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo và sáng sủa-> Dùng để tả (Giới thiệu)

- Từ khi có vịnh Bắc Bộ… bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy -> Dùng để nêu ý kiến nhận xét

Bài tập 2: Các câu sau thuộc loại câu nào và có tác dụng gì?

a- Câu trần thuật đơn -> Giới thiệu nhân vật

b - Câu trần thuật đơn -> Giới thiệu nhân vật

c - Câu trần thuật đơn -> Giới thiệu nhân vật

Bài tập 3:

Giới thiệu nhân vật phụ trước rồi từ những việc làm của nhân vật phụ mới giới thiệu nhân vật chính.

Bài tập 5:

HS viết chính tả

Đánh giá bài viết
1 88
Sắp xếp theo

Giáo án Ngữ văn lớp 6

Xem thêm