Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 22

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 22: Sau phút chia li - Bánh trôi nước được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I/ MỤC TIÊU:

  • Cảm nhận được nỗi sầu chia li sau phút chia tay, giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa, niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi và giá trị của nghệ thuật ngôn từ trong đoạn thơ trích chinh phụ ngâm khúc, bước đầu thể hiện thơ song thất lục bát.
  • Thấy được vẻ xinh đẹp, bản lĩnh sắt son, thân phận chìm nỗi của người phụ nữ trong bài thơ bánh trôi nước.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học

  • Đàm thoại,diễn giảng
  • SGK + SGV + giáo án

III. Nội dung và phương pháp lên lớp

1. Ổn định lớp:1 phút

2. Kiểm tra bài cũ:5 phút.

2.1 Đề văn biểu cảm nêu lên vấn đề gì?

2.2 Làm bài văn biểu cảm gồm những bước nào?

3. Giới thiệu bài mới.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung lưu bảng

GVgọi HS đọc SGK trang 91.

Em hãy cho biết vài nét về tác giả Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm?

Đoạn trích được diễn Nôm theo thể nào?

GVDG về song thất lục bát.

Đoạn trích thể hiện nội dung gì?

GV gọi HS đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi.

Đoạn trích chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn mấy câu?

Ba đoạn, mỗi đoạn 4 câu.

Bốn câu đầu nêu lên nội dung gì?

Nỗi sầu đó được gợi tả như thế nào? Đoạn trích dùng nghệ thuật gì để gợi tả?

Hình ảnh “tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh” có tác dụng gì?.

Sự ngăn cách đã là sự thật khắc nghiệt, và nỗi sầu chia li nặng nề tưởng như đã phủ lên màu biếc của trời mây, trải vào màu xanh của núi ngàn.

Bốn câu tiếp theo diễn tả điều gì?

Tác giả dùng nghệ thuật gì diễn tả nỗi sầu?

Tuy xa nhau nhưng tâm hồn họ như thế nào?

Nỗi sầu đó được tiếp tục gợi tả và nâng lên như thế nào?

Ở khổ trên ít ra còn có địa danh Hàm Dương, Tiêu Tương để có ý niệm về độ xa cách.

Sự xa cách này bây giờ ra sao?

Màu xanh của ngàn dâu có tác dụng gì?

Màu xanh ở độ xanh xanh rồi lại xanh ngắt trong câu thơ ở đây không liên quan đến màu xanh hi vọng.

Chữ “sầu” trong bài thơ có tác dụng gì?

GV gọi HS đọc chú thích SGK trang 95 và trả lời câu hỏi.

Giới thiệu vài nét về tác giả Hồ Xuân Hương.?

GV gọi HS đọc bài thơ.

Bài “bánh trôi nước”thuộc thể thơ gì?Cách gieo vần?

Bánh trôi nước được miêu tả như thế nào?

Với nét nghĩa thứ hai thuộc về nội dung phản ánh vẻ đẹp phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Qua hình ảnh bánh trôi nước, phẩm chất người phụ nữ gợi lên như thế nào?

Trong hai nghĩa, nghĩa nào quyết định cho bài thơ?

Hồ Xuân Hương thể hiện thái độ vừa trân trọng đối với vẻ xinh đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt thủy chung vừa cảm thương cho thân phận chìm nổi bấp bênh, bị lệ thuộc vào xã hội cũ

A. Sau phút chi li.

I. Giới thiệu.

_ Đặng Trần Côn người làng Nhân Mục sống vào khoảng nữa đầu thế kỉ XVIII.

_ Đoàn Thị Điểm (1705 _ 1748) người phụ nữ có tài sắc, người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc nay huyện Yên Mĩ tỉnh Hưng Yên.

_ Đoạn trích thể hiện nỗi sầu của người vợ ngay sau khi tiễn chồng ra trận.

II. Đọc hiểu.

1. Bốn câu đầu.

Nỗi sầu chia li của người vợ.

_ Bằng phép đối “chàng thì đi – thiếp thì về” tác giả cho thấy thực trạng của cuộc chia li. Chàng đi vào cõi vất vả, thiếp thì vò võ cô đơn.

_ Hình ảnh “mây biếc, núi ngàn” là các hình ảnh góp phần gợi lên cái độ mênh mông cái tầm vũ trụ của nỗi sầu chia li.

2. Bốn câu khổ thứ hai.

Gợi tả thêm nỗi sầu chia li.

_ Phép đối + điệp ngữ và đảo vị trí hai địa danh Hàm Dương, Tiêu Tương đã diễn tả sự ngăn cách muôn trùng.

_ Sự chia sẻ về thể xác, trong khi tình cảm tâm hồn vẫn gắn bó thiết tha cực độ.

àNỗi sầu chia li còn có sự oái oăm, nghịch chướng, gắn bó mà không được gắn bó lại phải chia li.

3. Bốn câu cuối.

_ Nỗi sầu chia li tăng trưởng đến cực độ thể hiện bằng phép đối, điệp ngữ, điệp ý.

_ Sự xa cách đã hoàn toàn mất hút vào ngàn dâu “những mấy ngàn dâu”.

_ Màu xanh của ngàn dâu gợi tả trời đất cao rộng, thăm thẳm mênh mông, nơi gửi gấm, lan tỏa vào nỗi sầu chi li.

_ Chữ “sầu” trở thành khối sầu, núi sầu đồng thời nhấn rõ nỗi sầu cao độ của người chinh phụ.

III. Kết luận.

Ghi nhớ SGK trang 93.

B. Bánh trôi nước.

I. Giới thiệu.

_ Hồ Xuân Hương quê làng Quỳnh Đôi, huyện Huỳnh Lưu tỉnh Nghệ An.Bà được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm.

_ Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Bài thơ gồm 4 câu , mỗi câu 7 chữ, hiệp vần ở chữ cuối 1, 2, 3.

II. Đọc hiểu

Bài thơ được hiểu theo hai nghĩa:

1. Bánh trôi nước là bánh làm từ bột nếp, được nhào nặn và viên tròn, có nhân đừơng phên, được luộc chín bằng cách cho vào nồi nước đun sôi.

2. Phẩm chất thân phận người phụ nữ.

_ Hình thức: xinh đẹp.

_ Phẩm chất: trong trắng dù gặp cảnh ngộ nào cũng giữ được sự son sắt, thủy chung tình nghĩa, mặc dù thân phận chìm nỗi bấp bênh giữ cuộc đời.

àNghĩa sau quyết định giá trị cho bài thơ.

III. Kết luận.

Với ngôn ngữ bình dị, bài thơ bánh trôi nước cho thấy Hồ Xuân Hương rất trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng sâu sắc của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chím nổi của họ.

Đánh giá bài viết
2 264
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 7

    Xem thêm