Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 37

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 37: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I/ MỤC TIÊU:

  • Hiểu được vai trò của các yếu tớ tự sự miêu tả trong văn biểu cảm và có ý thức vận dụng chúng.
  • Luyện tập vân dụng hai yếu tố đó

II. Phương pháp và phương tiện dạy học

  • Đàm thoại, diễn giảng
  • SGK + SGV + giáo án

III. Nội dung và phương pháp lên lớp

1. Ổn định lớp: 1 phút

2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút.

2.1 Thế nào là từ đồng âm.

2.2 Từ đồng âm được sử dụng như thế nào?

3. Giới thiệu bài mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

GV gọi HS đọc SGK trang 137 và trả lời câu hỏi.

_ Đoạn 1: tự sự (2 câu đầu) miêu tả (3 câu sau) có vai trò tạo bối cảnh chung.

_ Đoạn 2: tự sự kết hợp biểu cảm uất ức và già yếu

_ Đoạn 3: tự sự miêu tả và biểu cảm (2 câu cuối) cam phận.

_ Đoạn 4: thuần túy biểu cảm tình cảm cao thượng vị tha.

Tự sự và miêu tả có vai trò gì?

Đọc văn bản mục 2 SGK trang 137 – 138.

Thúng câu: thuyền câu hình tròn đan bằng tre.

Sắn thuyền thứ cây có nhựa và xơ, dùng xát vào thuyền nan để cho nước không thắm vào.

Chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn trên? Cảm nghĩ của tác giả?

Miêu tả bàn chân bố.

Kể chuyện bố ngâm chân vào nước muối

àThương bố (cuối bài)

Tình cảm đã chi phối miêu tả và biểu cảm như thế nào?

Miêu tả và tự sự trong hồi tưởngà khêu gợi cảm xúc nơi người đọc

Kể lại nội dung bài “ bài ca nhà tranh bị gió thu phá”?

Viết lại bài văn biểu cảm “kẹo mầm”?

I. Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm.

Muốn phát biểu suy nghĩ cảm xúc hãy dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gấm cảm xúc.

Tự sự và miêu tả nhằm khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện miêu tả đầy đủ sự việc phong cảnh.

II. Luyện tập.

1/138 GV gọi HS kể lại bằng bài văn xuôi biểu cảm nội dung bài thơ.

2/138 Yêu cầu HS diễn đạt văn bản “kẹo mầm” của Băng Sơn.

+ Miêu tả: cảnh chải tóc của người mẹ ngày xưa,hình ảnh người mẹ.

+ Tự sự: chuyện đổi tóc rối lấy kẹo mầm ngày trước.

+ Biểu cảm: lòng nhớ mẹ khôn nguôi.

Đánh giá bài viết
1 205
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 7

    Xem thêm