Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 38

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 38: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I/ MỤC TIÊU:

  • Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh.
  • Biết được thể thơ và những nét đặc sắc nghệ thuật của hai bài thơ.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học

  • Đàm thoại, diễn giảng
  • SGK + SGV + giáo án

III. Nội dung và phương pháp lên lớp

1. Ổn định lớp: 1 phút

2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút.

2.1 Tự sự và miêu tả có vai trò gì?

2.2 Tự sự và miêu tả có vai trò gì?

3. Giới thiệu bài mới.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

GV giới thiệu cho HS biết Hồ Chí Minh là một danh nhân một vị lãnh tụ.

GV gọi HS đọc tiểu dẫn.

Hồ Chí Minh sinh và mất năm mấy?

Đọc và tìm hiểu phần giải nghĩa chữ Hán (Rắm tháng giêng)

Hai bài thơ được làm theo thể thơ gì?

Cả hai bài thơ điều toát lên vẻ đẹp của thiên nhiên.

Tác giả đã tả vẻ đẹp gì của thiên nhiên? Tâm trạng khi đứng trước cảnh thiên nhiên đó?

Cảnh trăng rừng, tác giả đang lo lắng cho nước nhà.

Trong bài xuất hiện âm thanh đó là âm thanh gì?

Âm thanh của tiếng suối.

Tác giả so sánh tiếng suối như thế nào?Tác dụng của cách so sánh đó?

Tác giả đã ví von tiếng suối như thế nào?

Côn Sơn suối chảy rì rầm.

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Hoặc.

Tiếng hát trong như nước ngọc tuyền

Thế Lữ - tiếng hát trên sông.

GV hướng dẫn HS tìm hiểu câu thơ thứ hai.

Hình ảnh trong câu thơ có vẻ đẹp của một bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng. Có dáng hình vươn cao của một vòm cổ thụ, ở trên cao có lấp lành ánh trăng có bóng lá, khóm trăng in vào khóm hoa, in trên mặt đất tạo như những bông hoa thêu dệt.

Cảnh ở đây là cảnh thật hay lung linh qua cảm nhận của tác giả?

Hai câu thơ cuối thể hiện tâm trạng gì của tác giả? Từ nào được lặp lại nhiều lần? Tác dụng của việc lặp lại?

Hai câu thơ cuối bộc lộ vẻ đẹp chiều sâu tâm hồn của tác giả “cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ” thể hiện chất nghệ sĩ trong tâm hồn Hồ Chí Minh. Đó là sự rung động, niềm say mê trước vẻ đẹp như tranh của rừng Việt Bắc.

Câu thứ tư “chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” mở ra vẻ đẹp chiều sâu mới trong tâm hồn nhà thơ: thao thức chưa ngủ còn chính là vì lo vận mệnh của đất nước.

“Rằm tháng giêng” có nhiều hình ảnh và từ ngữ tương đồng với thơ cổ Trung Quốc (thơ Đường)

Tuy nhiên bài Nguyên Tiêu cũng là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Hồ Chí Minh, mang vẻ đẹp của thời đại mới.

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên” trên bầu trời cao rộng xuất hiện hình ảnh gì? Hình ảnh đó như thế nào?

Câu “xuân giang,xuân thủy tiếp xuân thiên” cảnh có gì?

Hai bài thơ thơ sáng tác vào hoàn cảnh nào?

Hai bài thơ thơ sáng tác vào thời kì kháng chiến đầy khó khăn à sự bình tĩnh, lạc quan của Bác (rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên) ung dung lạc quan khi bàn bạc việc quân.

I. Giới thiệu.

Hồ Chí Minh (1890 – 1969) vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và Cách Mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh còn là một danh nhân văn hóa thế giới,một nhà thơ lớn.

II. Tìm hiểu chung.

_ Bài “Cảnh khuya” thuộc thể thơ tứ tuyệt. Về cấu trúc có chỗ khác biệt với mô hình chung ở cách ngắt nhịp ở câu 1 và 4 (¾ và 2/5)

_ Bài “rằm tháng giêng” thuộc thể thơ tứ tuyệt.

III. Đọc hiểu.

1. Vẻ đẹp của cảnh trăng rừng và tâm trạng của tác giả trong bài “Cảnh khuya”.


_ So sánh âm thanh “tiếng suối” với “tiếng hát xa” làm cho tiếng suối như gần gũi có sức sống trẻ trung hơn.

_ Với hai từ “lồng” trong câu thơ “trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” đã gợi lên bức tranh mang vẻ lung linh chập chờn, lại ấm áp hòa hợp quấn quít.

_ Hai từ “chưa ngủ” ở câu thơ thứ ba lặp lại ở đầu câu thơ thứ tư cho thấy niềm say mê cảnh thiên nhiên và nỗi lo việc nước. Hai tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác, nhà thơ – người chiến sĩ.

2. Hình ảnh – không gian trong bài “Rằm tháng giêng”.

_ “Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên” -> khung cảnh bầu trời cao rộng trong trẻo nổi bật lên bầu trời ấy là vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng xuống khắp trời đất.

_ “xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên” à không gian xa rộng như không có giới hạn con sông xuân, mặt nước xuân tiếp liền với bầu trời xuân đã gợi lên vẻ đẹp và sức sống mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời.

3. Phong thái ung dung và tinh thần lạc quan của Hồ Chí Minh.

Mặc dù ngày đêm lo nghĩ việc nước, bận bịu việc quân nhưng tâm hồn Bác vẫn hòa nhập với cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Qua đó thể hiện phong thái ung dung, lạc quan của vị lãnh tụ kính yêu.

IV. Kết luận

Ghi nhớ SGK trang 143

Đánh giá bài viết
1 1.440
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 7

    Xem thêm