Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 39

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 39: Thành ngữ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I/ MỤC TIÊU:

  • Hiểu được đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ.
  • Tăng thêm vốn thành ngữ, có ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp

II. Phương pháp và phương tiện dạy học

  • Đàm thoại, diễn giảng
  • SGK + SGV + giáo án

III. Nội dung và phương pháp lên lớp

1. Ổn định lớp: 1 phút

2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút.

2.1 Tác giả so sánh tiếng suối như thế nào? Tác dụng của cách so sánh đó?

2.2 “Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên” trên bầu trời cao rộng xuất hiện hình ảnh gì? Hình ảnh đó như thế nào?

2.3 Phong thái của Bác như thế nào?

3. Giới thiệu bài mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

GV gọi HS đọc mục 1 SGK trang 143 tìm hiểu thấ nào là thành ngữ.Chú ý cụm từ: lên thác xuống ghềnh.

Có thể thay vài từ trong cụm từ này không? Có thể xen vào từ khác được không? Có thể thay đổi vị trí trong cụm từ được không ?

Không thể.

Thành ngữ có cấu tạo như thế nào?

Nói chung là cố định nhưng cũng có một số trường hợp thành ngữ có biến đổi.

Thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” có nghĩa là gì?

_ Thác: chổ nước chảy dốc xuống từ trên núi cao.

_ Ghềnh: vũng sâu có nước xoáy mạnh.

à Chỉ sự vất vả khó nhọcà nghĩa tìm ẩn.

“Tham sống sợ chết nghĩa là gì”?

à Nhát gan.

Nghĩa của thành ngữ được hiểu như thế nào?

Phân biệt các thành ngữ sau,thành ngữ nào có nghĩa trực tiếp, thành ngữ nào có nghĩa bóng?

Nghĩa đen.

Tham sống sợ chết.

Bùn lầy nước động

Mưa to gió lớn

Mẹ góa con côi

Năm châu bốn biển

Nghĩa hàm ẩn

Ruột để ngoài da

Lòng lang dạ thú

Rán sành ra mỡ

Khẩu phật tâm xà

GV yêu cầu HS đọc và trả lời yêu cầu mục 1 SGK trang 144.

Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ?

Bảy nổi ba chìmà vị ngữ.

Tối lửa tắt đèn à làm phụ ngữ của danh từ “ khi”

Thành ngữ đảm nhận chức vụ gì trong câu?

Việc sử dụng các thành ngữ trên có tác dụng gì?

Có tính hình tượng và biểu cảm cao.

So sánh “bảy nổi ba chìm” với long đong phiêu bạc. “Tối lửa tắt đèn” với khó khăn hoạn nạn?

Thành ngữ ngắn gọn và hàm xúc và hay hơn.

Tìm và giải thích các thành ngữ?

Thêm yếu tố còn thiếu bài tập 4/145?

I. Thế nào là thành ngữ.

_ Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

* Chú ý:

Tuy nhiên một số trường hợp thành ngữ có biến đổi đôi chút.

Ví dụ:

Đứng núi này trông núi nọ.

-> Đứng núi này trông núi khác.

_ Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó.

Ví dụ:

Tham sống sợ chết.

_ Đa số các thành ngữ được tạo thành thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ so sánh.

Ví dụ:

Ruột để ngoài da.

II. Sử dụng thành ngữ

_ Thành ngữ có thể làm chủ ngữ vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ.

_ Thành ngữ ngắn gọn,hàm xúc có tính hình tượng,tính biểu cảm cao.

III. Luyện tập.

1/ 145 Giải thích các thành ngữ.

a. Sơn hào hải vị:

_ Sơn hào là món ăn quí lấy từ động vật rừng như: chân gấu, lộc nhung (gạc non của con hưu)

_ Hải vị là nóm ăn quí lấy tử biện như bào ngư,hải sâm à món ăn sang trọng

Nem công chả phượng: món ăn sang trọng.

b. Khỏe như voi: có sức khỏe tốt.

Tứ cố vô thân: (thành ngữ gốc Hán)

_ Tứ: bốn phương, cố: quay đầu lại nhìn

_ Vô thân: không có người thân.

à Chỉ người đơn độc không nơi nương tựa.

2/145 GV hướng dẫn HS kể chuyện.

4/145 Thêm yếu tố còn thiếu

Lời ăn tiếng nói

Một nắng hai sương

Ngày lành tháng tốt

No cơm ắm áo

Bách chiến bách thắng

Sinh lập nghiệp

Đánh giá bài viết
3 1.516
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 7

    Xem thêm