Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 48

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 48: Ôn tập Tiếng Việt được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I/ MỤC TIÊU:

  • Ôn lại từ ghép, từ láy, đại từ quan hệ từ, yếu tố Hán Việt.
  • Giải các bài tập

II. Phương pháp và phương tiện dạy học

  • Đàm thoại, diễn giảng
  • SGK + SGV + giáo án

III. Nội dung và phương pháp lên lớp

1. Ổn định lớp: 1 phút

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Giới thiệu bài mới.

Ôn luyện

Vẽ lại sơ đồ SGK trang 183 vào bài tập và cho ví dụ?

1. Vẽ lại sơ đồ, cho ví dụ

Lập bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng?

2. Bảng so sánh.

Từ loại

Ý nghĩa chức năng

Danh từ

Động từ

Tính từ

Quan hệ từ

Ý nghĩa

Chỉ người vật, hiện tượng, khái niệm

Chỉ hoạt động

Chỉ trạng thái, tính chất

Biểu thị ý nghĩa quan hệ

Chức năng

Làm thành phần cụm từ, chủ ngữ

Làm thành phần cụm từ, vị ngữ

Làm thành phần cụm từ, vị ngữ

Liên kết các thành phần của cụm từ, câu

3. Giải thích nghĩa của yếu tố Hán Việt đã học:

_ Bạch (bạch cầu): trắng, sáng

_ Bán (bức tượng bán thân ): một nữa

_ Cô (cô độc): lẻ loi.

_ Cư (cư trú): chở ở.

_ Cửu (cửu chương): chín

_ Dạ (dạ hương, dạ hội) đêm

_ Đại (đại lộ. đại thắng): to lớn

_ Điền (địền chủ,công điền): ruộng.

_ Hà (sơn hà): sông

_ hậu (hậu vệ): sau

_ Hồi (hồi hương, thu hồi): trở về

_ Hữu (hữu ích): có

_ Lực (nhân lực): sức mạnh

_ Mộc (thảo mộc, mộc nhĩ) thân cây gỗ

_ Nguyệt (nguyệt thực): trăng

_ Nhật (nhật kí): ngùy

_ Quốc (quốc ca): nước

_ Tam (tam giác): ba

_ Tâm (yên tâm): lòng

_ Thảo (thảo nguyên): cỏ

_ Thiên (thiên niên kỉ): nghìn

_ Thiết (thiết giáp): sắt, thép

_ Thiếu (thiếu niên, thiếu thời): trẻ

_ Thôn (thôn xã, thôn nữ): làng

_ Thư (thư viện): sách

_ Tiền (tiền đạo): trước

_ Tiểu (tiểu đội): nhỏ, bé

_ Tiếu (tiếu Lâm): cười

_ Vấn (Vấn đáp): hỏi

4. Từ đồng nghĩa:

_ Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

_ Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác

_Từ đồng nghĩa có hai loại:

+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt về sắc thái ý nghĩa).

+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái ý nghĩa khác nhau).

Đánh giá bài viết
1 139
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 7

    Xem thêm