Giáo án Ngữ văn 7 bài: Đặc điểm của văn bản nghị luận theo CV 5512

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 60: Đặc điểm của văn bản nghị luận được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

Giúp học sinh:

1. Kiến thức: Đặc điểm của văn bản nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ và lập luận gắn bó với nhau.

2. Năng lực:

Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

Năng lực chuyên biệt:

- Biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong một văn bản nghị luận.

- Bước đầu biết xác định luận điểm, xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận cho một đề bài cụ thể.

3. Phẩm chất:

- Chăm học, biết nắm vững lí thuyết để làm bài văn nghị luận đạt hiệu quả.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi .

III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.

- Phương thức thực hiện: Nghiên cứu tình huống

- Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày của học sinh

- Phương án kiểm tra, đánh giá:

+ Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi

+ Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Tiến trình hoạt động:

Chuyển giao nhiệm vụ

GV đưa tình huống: Có nhận định cho rằng sống và làm việc có kế hoạch sẽ đem lại hiệu quả cao. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên bằng thực tiễn đời sống?

Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh : Nghiên cứu tình huống tìm dẫn chứng -> trình bày

- Giáo viên quan sát, động viên, lắng nghe kết quả của học sinh

- Phương án thực hiện:

+ HS hoạt động cá nhân

+ Thời gian: 2 phút

- Dự kiến sản phẩm: Các dẫn chứng thuyết phục của học sinh

Báo cáo kết quả:

- GV gọi 1->2 học sinh trả lời. Các em khác bổ sung(nếu cần)

Nhận xét, đánh giá:

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá:

=> Vào bài: Như vậy vấn đề cô nêu ra trong tình huống là luận điểm. Các dẫn chứng mà các em đưa ra kèm theo lí lẽ (lời văn, lời dẫn dắt) gọi là luận cứ. Cách trình bày vấn đề để có sức thuyết phục gọi là quá trình lập luận. Mỗi bài văn nghị luận đều có luận điểm, luận cứ, lập luận. Vậy luận điểm là gì? luận cứ là gì? lập luận là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu tiết học hôm nay

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

1. Mục tiêu:

- Đặc điểm của văn bản nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ và lập luận gắn bó mật thiết với nhau.

- Biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong một văn bản nghị luận

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- HS đọc văn bản: Chống nạn thất học.

- Học sinh làm việc nhóm thực hiện kĩ thuật khăn phủ bàn vào 3 phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

- Theo em ý chính của bài viết là gì?

Ý chính đó được thể hiện dưới dạng nào?

Các câu văn nào đã cụ thể hoá ý chính?

Ý chính đó đóng vai trò gì trong bài văn nghị luận?

Muốn có sức thuyết phục thì ý chính phải đạt được yêu cầu gì?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

- Người viết triển khai luận điểm bằng cách nào?

- Em hãy chỉ ra các luận cứ trong văn bản: Chống nạn thất học?

- Lí lẽ và dẫn chứng có vai trò như thế nào trong bài văn nghị luận?

Muốn có sức thuyết phục thì lí lẽ và dẫn chứng cần phải đảm bảo những yêu cầu gì?

- Luận điểm, luận cứ thường được diễn đạt dưới hình thức nào? Có tính chất gì?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

- Cách sắp xếp, trình bày luận cứ gọi là lập luận. Em hiểu lập luận là gì?

- Lập luận có vai trò như thế nào?

- Học sinh tiếp nhận yêu cầu: quan sát, lắng nghe, nắm vững yêu cầu

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:

+ Làm việc các nhân

+ trao đổi trong nhóm, thống nhất ý kiến vào phiếu học tập…

- Giáo viên: Quan sát, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và hỗ trợ hs khi cần

- Dự kiến sản phẩm: Phiếu học tập của mỗi nhóm đã trả lời đủ các câu hỏi

*Báo cáo kết quả:

- Giáo viên gọi mỗi nhóm trình bày kết quả ở một phiếu học tập lần lượt từ 1 đến 3

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả

- Nhóm khác bổ sung

Lưu ý: khi một nhóm học sinh trình bày hoàn thiện gv chốt cho học sinh ghi kiến thức cơ bản

Dự kiến kết quả trình bày như sau

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Theo em ý chính của bài viết là gì?

- Chống nạn thất học

Ý chính đó được thể hiện dưới dạng nào?

- Được trình bày dưới dạng nhan đề

Các câu văn nào đã cụ thể hoá ý chính?

+ Mọi người VN...

+ Những người đã biết chữ...

+ Những người chưa biết chữ...

Ý chính đó đóng vai trò gì trong bài văn nghị luận?

Muốn có sức thuyết phục thì ý chính phải đạt được yêu cầu gì?

*. Giảng thêm: Vấn đề chống nạn thất học không chỉ là vấn đề được nhiều người quan tâm vào những năm 1945 mà hiện nay, đây cũng là một trong những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu. Trong nước ta hiện có rất nhiều tỉnh, thành đã phổ cập bậc trung học cơ sở. Như vậy, muốn cho ý chính có sức thuyết phục thì ý chính phải rõ ràng, đúng đắn là vấn đề luôn được mọi người quan tâm, là vấn đề đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Gv: Trong văn nghị luận người ta gọi ý chính là luận điểm.

Vậy em hiểu thế nào là luận điểm?

- HS trả lời

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Người viết triển khai luận điểm bằng cách nào?

- Lý lẽ: Pháp cai trị bằng chính sách ngu dân

Em hãy chỉ ra các luận cứ trong văn bản: Chống nạn thất học?

Luận cứ 1:

- Dẫn chứng: 95% người Việt Nam thất học

- Lý lẽ: Khi giành được độc lập cần nâng cao dân trí …

Luận cứ 2:

- Dẫn chứng: những người đã biết chữ… những người không biết chữ …

Lí lẽ và dẫn chứng có vai trò như thế nào trong bài văn nghị luận ?

- làm cơ sở cho luận điểm, giúp cho luận điểm đạt tới sự sáng rõ, đúng đắn và có sức thuyết phục.

Gv => Có thể tạm so sánh luận điểm như xương sống, luận cứ như xương sườn, xương các chi, còn lập luận như da thịt, mạch máu của bài văn nghị luận.

- Luận điểm thường mang tính khái quát cao

VD: Chống nạn thất học, Tiếng Việt giàu và đẹp, Non sông gấm vóc. Vì thế: muốn có tính thuyết phục...

Muốn có sức thuyết phục thì lí lẽ và dẫn chứng cần phải đảm bảo những yêu cầu gì?

=> Luận cứ chính là lí lẽ và dẫn chứng trong bài văn nghị luận, trả lời câu hỏi vì sao phải nêu luận điểm? nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?

Luận điểm, luận cứ thường được diễn đạt dưới hình thức nào? Có tính chất gì?

- Luận điểm và luận cứ thường được diễn đạt thành những lời văn cụ thể. Những lời văn đó cần được lựa chọn, sắp xếp, trình bày 1 cách hợp lí để làm rõ luận điểm.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

=> Ta thường gặp các hình thức lập luận phổ biến: diễn dịch, quy nạp, tổng - phân-hợp, so sánh… học ở tiết sau.

Cách sắp xếp, trình bày luận cứ gọi là lập luận. Em hiểu lập luận là gì?

- HS trả lời

Lập luận có vai trò như thế nào?

- Lập luận có vai trò cụ thể hoá luận điểm, luận cứ thành các câu văn, đoạn văn có tính liên kết về hình thức và nội dung để đảm bảo cho mạch tư tưởng nhất quán, có sức thuyết phục .

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Em hiểu thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận?

- HS trả lời

- HS đọc ghi nhớ.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu về đặc điểm văn bản nghị luận để giải quyết bài tập liên quan

2. Phương thức thực hiện: Kết hợp hoạt động các nhân, hoạt động cặp đôi

3. Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động lần lượt thực hiện các bài tập

*. Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên nêu yêu:

+ Đọc lại văn bản "Cần tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội" (bài 18).

- HS thảo luận cặp đôi các câu hỏi trong SGK:

- Cho biết luận điểm?

- Luận cứ?

- Và cách lập luận trong bài?

- Nhận xét về sức thuyết phục của bài văn ấy?

-Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ: Lắng nghe nắm được yêu cầu

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:

+ Làm việc các nhân

+ trao đổi cặp đôi trả lời các câu hỏi

- Giáo viên: Quan sát, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và hỗ trợ hs khi cần

- Dự kiến sản phẩm:

- Luận điểm: chính là nhan đề.

- Luận cứ:

+ Luận cứ 1: Có thói quen tốt và có thói quen xấu.

+ Luận cứ 2: Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

+ Luận cứ 3: Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ.

- Lập luận:

+ Luôn dậy sớm,... là thói quen tốt.

+ Hút thuốc lá,... là thó quen xấu.

+ Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày... rất nguy hiểm.

+ Cho nên mỗi người... cho xã hội.

*Báo cáo kết quả:

- Giáo viên đại diện một số cặp trình bày lần lượt từng câu hỏi

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức

*. Củng cố:

- Nêu vai trò của luận điểm, luận cứ và lập luận trong văn nghị luận?

- HS phát biểu, GV nhận xét

A. ài học

I. Luận điểm, luận cứ và lập luận:

1. Luận điểm:

a. Ví dụ:

Văn bản: Chống nạn thất học .

b. Nhận xét:

- Ý chính của bài viết: Chống nạn thất học, được trình bày dưới dạng nhan đề.

- > Ý chính thể hiện tư tưởng của bài văn nghị luận.

=> Muốn có sức thuyết phục ý chính phải rõ ràng, sâu sắc, có tính phổ biến (vấn đề được nhiều người quan tâm).

Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định)……

2. Luận cứ:

- Triển khai luận điểm bằng lí lẽ, dẫn chứng cụ thể làm cơ sở cho luận điểm, giúp cho luận điểm đạt tới sự sáng rõ, đúng đắn và có sức thuyết phục.

- Muốn cho người đọc hiểu và tin, cần phải có hệ thống luận cứ cụ thể, sinh động, chặt chẽ.

- Muốn có tính thuyết phục thì luận cứ phải chân thật, đúng đắn và tiêu biểu.

3. Lập luận:

- Lập luận là cách lựa chọn sắp xếp trình bày luận cứ sao cho chúng làm cơ sở vững chắc cho luận điểm

3. Ghi nhớ: SGK/Tr19 .

B. Luyện tập:

Văn bản: Cần tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội.

- Luận điểm: chính là nhan đề.

- Luận cứ:

+ Luận cứ 1: Có thói quen tốt và có thói quen xấu.

+ Luận cứ 2: Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

+ Luận cứ 3: Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ.

=> Bài văn có sức thuyết phục mạnh mẽ vì luận điểm mà tác giả nêu ra rất phù hợp với cuộc sống hiện tại.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

Mục tiêu: tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thể nghiệm giá trị đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng.

Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân

Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày miệng của học sinh

Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh đánh giá học sinh

- Gv đánh giá học sinh

Tiến trình hoạt động

*. Chuyển giao nhiệm vụ:

Gv nêu nhiệm vụ: Hãy chỉ ra luận điểm, luận cứ và lập luận trong văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"?

Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ

*.Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm ra giấy, trình bày

- Gv quan sát, động viên

- Dự kiến sản phẩm

*Hệ thống LĐ:

+ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

+ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

+ Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

+ Bổn phận của chúng ta phải làm cho tinh thần yêu nước được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

*Báo cáo kết quả:

- Giáo viên gọi một số hs trình bày

- Hs khác nhận xét, bổ sung

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức

- Hs làm việc cá nhân – trình bày

Hs trình bày – hs khác bổ sung

Gv bổ sung thêm

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Mục tiêu: khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức, nhằm giúp HS hiểu rằng ngoài kiến thức đã học trong nhà trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học hỏi, khám phá

Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm làm dự án ở nhà

Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày trên giấy của học sinh

Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh đánh giá học sinh

- Gv đánh giá học sinh

Tiến trình hoạt động

Gv nêu nhiệm vụ:

Tìm luận điểm, luận cứ và cách lập luận trong văn bản “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt”

- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ

- Làm dự án ở nhà, báo cáo theo thời gian quy định của giáo viên

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7

I/ MỤC TIÊU:

Giúp HS: nhận xét rõ yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ giữa chúng với nhau.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học.

  • Đàm thoại + diễn giảng
  • SGK + SGV + giáo án

III. Nội dung và phương pháp lên lớp.

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

2.1 Thế nào là rút gọn câu?

2.2 Cách dùng câu rút gọn?

3. Giới thiệu bài mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

GV giới thiệu về luận điểm cho HS

Đọc văn bản “chống nạn thất học” cho biết luận điểm chính?

Đầu đề của bài văn có phải là luận điểm chính không?

Luận điểm nêu ra dưới dạng tiêu đề bài viết, được cụ thể hóa thành câu: “cần phải cấp tốc chống nạn thất học”.

Luận điểm đó là vấn đề chủ yếu cần được giải thích và chứng minh trong bài văn.

Nó được triển khai một cách thuyết phục do lập luận rành mạch, có hệ thống, vừa có lí lẽ, vừa có dẫn chứng với lời văn giản dị, thiết tha kêu gọi.

Luận điểm là gì?

GV giới thiệu sơ lược luận cứ

Em hãy nêu ra luận cứ trong văn bản “chống nạn thất học”và cho biết luận cứ đóng vai trò gì?

a. Luận cứ trong MB: “xưa kia Pháp cai trị nước ta chúng thi hành chính sách ngu dân”

b. Luận cứ ở phần TB:

_ Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc hiện nay là nâng cao dân trí

_ Những người đã biết chữ dạy những người chưa biết chữ

_ Những người chưa biết chữ phải gắng sức học cho biết chữ

_ Phụ nữ lại càng phải học

c. Luận cứ ở phần kết

Công việc này mong anh chị em sốt sắng giúp đỡ

*Các luận cứ đó đóng vai trò ĐVĐ, GQVĐ, KTVĐ cho bài văn nghị luận. Nó có sức thuyết phục cao vì nó đặt được v/đ có ý nghĩa thực tiễn (luận cứ đầu) vừa nêu ý nghĩa cấp thiết của v/đ đề ra giải pháp cụ thể (luận cứ trong TB) cuối cùng là lời kêu gọi động viên.

Khi làm văn nghị luận ta sử dụng luận cứ để làm gì?

GV giới thiệu vài nét về lập luận SGK trang 19

Em hãy chỉ ra trình tự lập luận của văn bản “chống nạn thất học”?

Bài văn nhìn từ tổng quát là bài văn nghị luận có tính chất kêu gọi, động viên nhân dân nên lập luận đi từ thực tiễn đến giải pháp giải quyết và kết luận bằng lời kêu gọi.

Lập luận như vậy tuân theo trật tự gì? Có ưu điểm gì?

Trong từng phần của bài lập luận luôn kết hợp lí lẽ và dẫn chứng, có khi rất cụ thể, toàn diện như dẫn chứng về các biện pháp “người biết chữ dạy người không biết chữ”. Ưu điểm chính là tính rõ ràng mạch lạc, dễ nắm bắt cách trình bày của vấn đề, vừa có tình vừa có lí.

Lập luận là nêu vấn đề gì?

Tìm luận điểm, luận cứ và lập luận trong bài “cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống” Nhận xét sức thuyết phục của bài văn?

I. Luận điểm, luận cứ và lập luận

Mỗi bài văn nghị luận điều có luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong bài văn có thể có một luận điểm chính và một luận điểm phụ.

1. Luận điểm

Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định) được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán

Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối.Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.

2. Luận cứ

Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.

Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.

3. Lập luận

Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.

II. Luyện tập

Luận điểm, luận cứ và cách lập luận trong bài “cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống”

_ Luận điểm là tiêu đề của bài

_ Luận cứ:

+ Có thói quen tốt và thói quen xấu

+ Có người phân biệt được thói quen xấu nhưng vì thói quen nên khó bỏ.

+ Tạo nên thói quen tốt là rất khó nhưng nhiễm thói quen xấu thì rất dễ

* Cách lập luận có sức thuyết phục vì đi từ khái niệm cơ bản (thói quen tốt, thói quen xấu) đến dẫn chứng sâu xa, cụ thể (có ý phê phán) các thói quen xấu tứ đó nêu lời kêu gọi động viên

-------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài Giáo án Ngữ văn 7 bài: Đặc điểm của văn bản nghị luận theo CV 5512. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2.

Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 722
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 7

    Xem thêm