Giáo án Ngữ văn 7 bài: Cách làm bài văn lập luận chứng minh theo CV 5512

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 70: Cách làm bài văn lập luận chứng minh được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Đặc điểm của phép lập luận chứng minh trong bài văn nghị luận.

- Yêu cầu cơ bản về luận điểm, luận cứ của phương pháp lập luận chứng minh.

- Các bước làm bài văn lập luận chứng minh.

2. Năng lực:

Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

Năng lực chuyên biệt:

- Nhận biết phương pháp lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.

- Phân tích phép lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.

- Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn chứng minh

3. Phẩm chất:

+ Học tập tự giác, tích cực.

+ Yêu thích bộ môn.

+ Vận dụng vào thực tế bài làm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ

- Giao nhiệm vụ chuẩn bị bài cụ thể cho học sinh

2. Chuẩn bị của học sinh: Soạn bài

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.

- Phương pháp: Đóng vai

- Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm

- Sản phẩm hoạt động: Tiểu phẩm HS đóng

- Phương án kiểm tra, đánh giá:

+ Học sinh đánh giá và học tập nhau

+ GV đánh giá HS thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đóng vai, yêu cầu từ giờ trước.

* HS thực hiện:

- HS đóng vai.

+ Các nhân vật Luận điểm, Luận cứ, Lập luận lần lượt nói vai trò của mình trong bài văn NL. Bất ngờ anh Bố cục chạy ra và nói: Các anh có quan trọng như nào mà không có sự chỉ đạo, sắp xếp của tôi thì cũng không có được một bài văn nghị luận hay. Và các anh cùng tôi làm nên một bài văn hay lại đòi hỏi phải tuân thủ các bước làm một bài văn. Tôi nói như vậy đúng không các bạn. Nếu đúng thì các bạn hãy trả lời các bước làm bài văn nghị luận chứng minh.

- Nhiệm vụ: Qua xem tình huống, HS xác định vai trò của LĐ, LC, LL cũng như các bước tạo lập văn bản. Chứ chưa nắm được các bước làm bài văn nghị luận chứng minh. Nhờ cô giáo giải đáp.

+ Tìm hiểu đề.

+ Tìm ý, lập dàn ý.

+ Viết bài.

+ Kiểm tra lại.

Vậy quy trình làm một bài văn nghị luận chứng minh có gì khác với quy trình trên không? Câu trả lời sẽ có trong bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động 1: Các bước làm bài văn lập luận chứng minh.

- Mục tiêu: Học sinh nắm được các bước làm bài văn lập luận chứng minh. Thực hành các bước làm bài văn lập luận chứng minh.

- Phương pháp: Thảo luận nhóm, thuyết trình, đàm thoại, quy nạp.

- Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

- Cách thức thực hiện:

? Nhắc lại các bước làm một bài văn?

+ Tìm hiểu đề.

+ Tìm ý, lập dàn ý.

+ Viết bài.

+ Đọc và sửa chữa.

? Một học sinh đọc phần tìm hiểu đề, tìm ý?

? Một HS đọc phần lập dàn ý?

? Một HS đọc các đoạn văn trong SGK?

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- Nhóm 1: Tìm hiểu đề, tìm ý cho bài văn nghị luận chứng minh cần thực hiện những bước nào? Dựa vào đâu em thực hiện được các yêu cầu đó?

- Nhóm 2: Trình bày dàn ý của bài văn Nghị luận chứng minh.

- Nhóm 3: Có mấy cách viết mở bài? Là những cách nào? Lưu ý gì khi viết các đoạn văn trong bài nghị luận chứng minh?

* Thực hiện nhiệm vụ:

- Các nhóm đọc nội dung thảo luận của nhóm mình trong sách giáo khoa, thảo luận trả lời câu hỏi vào phiếu học tập.

- Các nhóm lần lượt trao đổi phiếu học tập cho nhau và bổ sung ý kiến bằng bút màu khác.

- HS dán kết quả lên bảng

- GV chữa và kết luận

* Dự kiến sản phẩm:

a. N1:

* Tìm hiểu đề

Đọc đề, xác định từ quan trọng.

Xác định thể loại, yêu cầu của đề

+ Thể loại: Nghị luận chứng minh.

+ Nội dung: Câu tục ngữ.

+ Yêu cầu: CM tính đúng đắn của câu tục ngữ - Các bước làm:

+ Đọc đề và gạch chân những từ quan trọng:

Có chí thì nên, Chứng minh.

+ Chỉ ra nội dung, thể loại, yêu cầu của đề.

* Tìm ý: Trả lời câu hỏi: Là gì? Vì sao? Làm như thế nào? Để CM cho luận điểm này ta có mấy cách ? Đó là gì? Đó là những lí lẽ, dẫn chứng nào?

 

b. Nhóm 2:

- MB: Nêu luận điểm cần được CM

- TB: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

- KB: Nêu ý nghĩa của luận điểm.

=> Chú ý lời văn kết bài hô ứng với mở bài. Các đoạn trong bài phải liên kết chặt chẽ qua các hình thức chuyển tiếp ý. Dẫn chứng trong thực tế cuộc sống, trong các tác phẩm văn học.

 

 

 

 

 

c. Nhóm 3:

- Có 3 cách viết mở bài: Đi thẳng vào vấn đề, suy từ chung đến riêng, suy từ tâm lí con người

- Viết đoạn thân bài cần lưu ý:

+ Viết đoạn có sự liên kết: Dùng các từ liên kết: Như vậy, thật vậy, như đã nói ở trên.

+ Viết đoạn phân tích lí lẽ: Nêu lí lẽ trước rồi mới phân tích lí lẽ.

+ Viết đoạn CM:

. Chọn dẫn chứng tiêu biểu.

. Sắp xếp dẫn chứng theo 1 trật tự hợp lí.

. Dẫn chứng người trong nước.

. Người ngoài nước.

c. Viết đoạn kết bài:

Hô ứng với luận điểm CM

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

? Đọc và sửa chữa bài, cần lưu ý điều gì?

 

 

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:

- Củng cố kiến thức đã học trong bài

- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập

b. Nhiệm vụ: Hoàn thành các bài tập trong SGK

c. Phương thức tiến hành: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

d. Sản phẩm hoạt động: Kết quả các bài tập đã hoàn thành.

đ. Phương án kiểm tra, đánh giá: Bằng chấm điểm theo nhóm và cá nhân.

e. Tiến trình hoạt động:

* GV chuyển giao nhiệm vụ

? Hai đề này có gì giống và khác so với đề văn đã làm mẫu ở trên?

- HS đọc 2 đề bài.

- Hai đề văn về cơ bản giống nhau vì đều mang ý nghĩa khuyên nhủ con người phải bền lòng, không nản chí

? Em sẽ làm đề văn theo các bước nào?

? Lập dàn ý cho đề văn?

* Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả?

* Dự kiến sản phẩm.

Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”

+ Tìm hiểu đề và tìm ý

a. Xác định yêu cầu chung của đề: Cần chứng minh tư tưởng mà câu tục ngữ đã nêu là đúng đắn

b. Ý nghĩa câu tục ngữ:

- Câu tục ngữ đã dùng 2 hình ảnh “Mài sắt” và “ nên kim” để khẳng định: tính kiên trì nhẫn nại, sự bền lòng quyết chí là các yếu tố cực kì quan trọng giúp cho con người ta có thể thành công trong c/s.

c. Muốn chứng minh có 2 cách lập luận: Một là nêu lí lẽ rồi nêu dẫn chứng xác thực để minh hoạ; hai là nêu các dẫn chứng xác thực trước rồi từ đó rút ra lí lẽ để khẳng định vấn đề.

d. Dàn ý:

+ MB: Giới thiệu câu tục ngữ và nói rõ tư tưởng mà nó muốn thể hiện

+ TB: Nêu dẫn chứng cụ thể

Dùng lí lẽ để phân tích đúc kết

+ KB: Rút ra kết luận khẳng định tính đúng đắn của nhẫn nại, sự bền lòng quyết chí là các yếu tố cực kì quan trọng giúp cho con người ta có thể thành công trong c/s.

* Nhóm trưởng trình bày – Lớp NX bổ sung * GV kết luận:

I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh:

1. Tìm hiểu đề tìm ý:

a. Tìm hiểu đề:

Đề: Nhân dân ta thường nói: "Có chí thì nên". Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.

- Xác định yêu cầu chung của đề CM, tư tưởng của câu tục ngữ là đúng đắn.

- Câu tục ngữ khẳng định: Chí là ý chí hoài bão, sự kiên trì của bản thân. Ai có nó thì sẽ thành công.

 

b. Tìm ý:

- Lí lẽ: Trong cuộc sống bất cứ việc gì, dù có vẻ đơn giản nhưng ta không chú tâm kiên trì liệu có làm được không.

- Huống chi ở đời luôn có những thử thách, khó khăn. Nếu gặp khó khăn mà bỏ dở thì chẳng làm gì được.

- Dẫn chứng: Nguyễn Ngọc Kí, các vận động viên, Cô Pa- đu- la…

- Oan Đix-nây, Lu-i Paxtơ, Lép-Tôn- xtôi.

2. Lập dàn ý:

a. MB: Nêu vai trò của chí trong đời sống con người (nêu luận điểm chứng minh).

b. TB: CM luận điểm đã nêu ở phần MB.

* Xét về lí:

- Chí là điều kiện rất cần.

- Không có chí không làm được gì 

* Về thực tế:

- Người có chí đều thành công.

- Chí giúp ta vượt qua những khó khăn.

Dẫn chứng: Nguyễn Ngọc Kí, các vận động viên, Cô Pa-đu-la…..

3. Viết bài:

a. Viết đoạn mở bài:

- Có 3 cách: Đi thẳng vào vấn đề, suy từ chung đến riêng, suy từ tâm lí con người

 

 

 

 

 

 

 

b. Viết đoạn thân bài:

* Viết đoạn liên kết: Dùng các từ liên kết: Như vậy, thật vậy, như đã nói ở trên.

* Viết đoạn phân tích lí lẽ: Nêu lí lẽ trước rồi mới phân tích lí lẽ.

* Viết đoạn CM:

- Chọn dẫn chứng tiêu biểu.

- Sắp xếp dẫn chứng theo 1 trật tự hợp lí.

+ Dẫn chứng người trong nước.

+ Người ngoài nước.

c. Viết đoạn kết bài:

Hô ứng với luận điểm CM

4. Đọc và sửa chữa bài:

Kiểm tra sửa lại những hạn chế trong bài viết.

* Ghi nhớ: SGK/50

II. Luyện tập

- Hai đề văn về cơ bản giống nhau vì đều mang ý nghĩa khuyên nhủ con người phải bền lòng, không nản chí

* Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”

+ Tìm hiểu đề và tìm ý

a. Xác định yêu cầu chung của đề: Cần chứng minh tư tưởng mà câu tục ngữ đã nêu là đúng đắn

b. Từ đó cho biết câu tục ngữ thể hiện điều gì?

- Câu tục ngữ đã dùng 2 hình ảnh “Mài sắt” và “nên kim” để khẳng định: tính kiên trì nhẫn nại, sự bền lòng quyết chí là các yếu tố cực kì quan trọng giúp cho con người ta có thể thành công trong c/s.

c. Muốn chứng minh có 2 cách lập luận: Một là nêu lí lẽ rồi nêu dẫn chứng xác thực để minh họa; hai là nêu các dẫn chứng xác thực trước rồi từ đó rút ra lí lẽ để khẳng định vấn đề.

* Lập dàn bài:

+ MB: Giới thiệu câu tục ngữ và nói rõ tư tưởng mà nó muốn thể hiện

+ TB: Nêu dẫn chứng cụ thể

Dùng lí lẽ để phân tích đúc kết

+ KB: Rút ra kết luận khẳng định tính đúng đắn của nhẫn nại, sự bền lòng quyết chí là các yếu tố cực kì quan trọng giúp cho con người ta có thể thành công trong c/s.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

- Mục tiêu: vận dụng kiến thức làm các bt

- Phương pháp: hoạt động cá nhân,

- Phương thức thực hiện:

+ HĐ cá nhân, hđ chung cả lớp.

- Sản phẩm hoạt động: nội dung HS trình bày, phiếu học tập.

- Phương án đánh giá: HS tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá

- Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ

GV giao nhiệm vụ: ? Viết phần mở bài và kết bài cho hai đề văn trên?

- HS thực hiện nhiệm vụ hđ cá nhân

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm bài, trình bày, nhận xét lẫn nhau

- Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ khi học sinh cần.

* Báo cáo kết quả: Tổ chức học sinh trình bày, báo cáo kết quả.

* Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

1. Mục tiêu: HS mở rộng kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

? Viết hai đề trên thành bài văn hoàn thiện?

- Học sinh tiếp nhận: về nhà làm bài ra vở

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: về nhà làm bài ra vở

- Giáo viên: kiểm tra

- Dự kiến sản phẩm: bài làm của hs

* Báo cáo kết quả

* Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7

I/ MỤC TIÊU

  • Ôn lại những kiến thức cần thiết (về tạo lập văn bản, về văn bản lập luận chứng minh) để việc học cách làm bài có cơ sở chắc chắn hơn.
  • Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận chứng minh, những điều cần lưu ý và những lỗi cần khi làm bài

II. Phương pháp và phương tiện dạy học.

  • Đàm thoại + diễn giảng
  • SGK + SGV + giáo án

III. Nội dung và phương pháp lên lớp.

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

2.1 Trạng ngữ có những công dụng nào?

2.2 Khi nào trạng ngữ được tách thành câu riêng?

3. Giới thiệu bài mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Tìm hiểu đề và tìm ý

Đọc đề SGK trang 58 xác định yêu cầu chung của đề?

Đề bài không yêu cầu phân tích câu tục ngữ mà phải nhận thức chính xác tư tưởng được chứa đựng trong câu tục ngữ và chứng minh tư tưởng đó là đúng đắn.

Muốn viết được văn chứng minh người ta phải làm gì?

Tìm hiểu kĩ đề bài, để nắm chắc nhiệm vụ nghị luận được đặt ra trong đề đó.

Câu tục ngữ khẳng định điều gì?

Ngoài những điều trong SGK HS có thể tìm những ý khác cho phù hợp.

_ Nếu hiểu “chí” có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi 1 việc gì tốt đẹp, và nên có nghĩa là kết quả, là thành công thì có thể nêu thêm lí lẽ: một người có thể đạt tới thành công, tới kết quả được không nếu không theo đuổi một mục đích, một chân lí tốt đẹp nào.

_ Có thể nêu lên dẫn chứng từ tấm gương bền bỉ của những HS nghèo vượt khó: những người lao động, VĐV, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học…không chịu lùi bước trước khó khăn thất bại.

Lập dàn bài

Một bài văn nghị luận thường gồm mấy phần chính? Đó là những phần nào?

Văn bản nghị luận thường gồm 3 phần chính. MB, TB, KB.

GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục 2 SGK trang 49

Viết bài.

a. GV cho HS đọc MB mục 3 SGK trang 49 và trả lời câu hỏi.

Khi viết MB cần có lập luận không?

Khi viết MB cần có lập luận

Cách MB ấy có phù hợp với yêu cầu của bài không ?

Mở bài nêu lên luận điểm được chứng minh.

b. Viết thân bài GV nêu câu hỏi

Làm thế nào để đoạn đầu tiên của thân bài được liên kết với mở bài? Cần làm gì để các đoạn sau của thân bài được liên kết với đoạn trước đó?

Phải có từ ngữ chuyển đoạn, tiếp nối phần mở bài: thật vậy, đúng như vậy…….

Nên viết đoạn phân tích lí lẽ như thế nào? Nên phân tích lí lẽ nào trước? Nên nêu lí lẽ trước rồi phân tích hay ngược lại?

Viết đoạn phân tích lí trước.

Viết đoạn nêu dẫn chứng như thế nào?

Nêu các dẫn chứng tiêu biểu và những người nổi tiếng, vì ai cũng biết họ nên dễ sức thuyết phục.

c. Viết kết bài GV nêu câu hỏi HS trả lời.

Kết bài hô ứng với thân bài chưa?

Kết bài cho thấy luận điểm đã được chứng minh chưa?

HS trả lời câu hỏi SGK trang 50

Sau khi làm bài xong phải đọc lại và sửa chữa.

Bài văn lập luận chứng minh gồm mấy bước?

 

 

 

 

 

 

 

Dàn bài gồm mấy phần? Mỗi phần nêu lên vấn đề gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

HS đọc hai đề bài SGK. BT xác định em sẽ làm theo các bước như thế nào? Hai đề này có gì giống và khác so với đề văn mẫu ở trên?

I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

_ Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện 4 bước:

+ Tìm hiểu đề và tìm ý.

· Xác định yêu cầu chung của đề

· Đề khẳng định điều gì.

· Tìm cách lập luận để chứng minh

+Lập dàn bài.

+ Viết bài

+ Đọc lại và sửa chữa.

 

_Dàn bài

§ Mở bài: nêu luận điểm cần được chứng minh.

§ Thân bài: nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm đó là đúng đắn.

§ Kết bài: nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần kết bài phải hô ứng với phần mở bài

* Giữa các phần và các đoạn phải có phương tiện liên kết

II. Luyện tập

 

 

_ Câu tục ngữ và bài thơ đưa ra trong hai đề điều có ý nghĩa tương tự như câu “có chí thì nên” khuyên nhủ con người phải quyết chí bền lòng.

HS tham khảo cách làm bài tập ở bài tham khảo SGK trang 50.

_ Hai đề trên khác nhau ở chỗ:

+ Khi chứng minh câu “có công mài sắt có ngày nên kim” cần nhấn mạnh: hễ có lòng bền bỉ, chí quyết tâm thì việc khó như mài sắt thành kim cũng có thể hoàn thành.

+ Khi chứng minh bài “không có việc gì khó” cần chú ý: nếu không bền lòng thì không làm được việc; còn đã quyết chí thì việc lớn lao, phi thường như đào núi, lấp biển cũng có thể làm nên.

-------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài Giáo án Ngữ văn 7 bài: Cách làm bài văn lập luận chứng minh theo CV 5512. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2.

Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 122
Sắp xếp theo

Giáo án Ngữ văn lớp 7

Xem thêm