Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Ngữ văn 7 bài: Cách làm bài văn lập luận giải thích theo CV 5512

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 81: Cách làm bài văn lập luận giải thích được VnDoc sưu tầm và tổng hợp để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Đặc điểm của một bài văn nghị luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luận giải thích.

- Các bước làm bài văn lập luận giải thích.

2. Năng lực:

Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

Năng lực chuyên biệt:

- Nhận diện và phân tích một văn bản nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu văn bản này.

- Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận chứng minh.

- Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích.

3. Phẩm chất: Tự giác trong học tập, chăm học, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.

- Phương pháp: Dạy học dự án

- Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm

- Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của học sinh

+ Học sinh đánh giá và học tập nhau

+ GV đánh giá HS thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Tiến trình hoạt động:

- Chuyển giao nhiệm vụ

-Trong thời gian 5 phút mỗi nhóm hãy giải thích ý nghĩa của 2 cụm từ sau: Sống chết mặc bay

Học sinh mang sản phẩm của mình đã làm

-GV giới thiệu bài

- HS thực hiện:

- Nhiệm vụ: Qua xem tình huống, HS xác định vai trò của LĐ, LC, LL cũng như các bước tạo lập văn bản. Chứ chưa nắm được các bước làm bài văn nghị luận chứng minh. Nhờ cô giáo giải đáp.

+ Tìm hiểu đề.

+ Tìm ý, lập dàn ý.

+ Viết bài.

+ Kiểm tra lại.

Quy trình làm một bài văn nghị luận giải thích, về cơ bản cũng tương tự như qui trình làm 1 bài văn nghị luận chứng minh mà chúng ta đã học. Tuy nhiên ở kiểu bài này vẫn có những đặc thù riêng, thể hiện ngay trong từng bước, từng khâu.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của thầy-trò

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: Các bước làm bài văn lập luận giải thích.

1. Mục tiêu: - Mục tiêu: Học sinh nắm được các bước làm bài văn lập luận giải thích. Thực hành các bước làm bài văn lập luận giải thích.

2. Phương thức thực hiện:

+Hoạt động cá nhân

+ Hoạt động nhóm

3- Sản phẩm hoạt động: Phiếu học của nhóm được chuẩn bị trước ở nhà

4- Phương án kiểm tra, đánh giá

+ Học sinh tự đánh giá.

+ Các nhóm đánh giá lẫn nhau.

+ Giáo viên đánh giá.

5- Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

-GV chép đề lên bảng

+ HS đọc đề bài.

? Nhắc lại các bước làm một bài văn?

+ Tìm hiểu đề.

+ Tìm ý, lập dàn ý.

+ Viết bài.

+ Đọc và sửa chữa.

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- Nhóm 1: Tìm hiểu đề, tìm ý cho bài văn nghị luận giải thích cần thực hiện những bước nào? Dựa vào đâu em thực hiện được các yêu cầu đó?

- Nhóm 2: Trình bày dàn ý của bài văn Nghị luận giải thích

- Nhóm 3: Có mấy cách viết mở bài? Là những cách nào? Lưu ý gì khi viết các đoạn văn trong bài nghị luận giải thích?

Nhóm 4? Muốn làm một bài văn lập luận giải thích thì phải thực hiện những bước nào ?

?Em hãy nêu dàn ý chung của bài văn lập luận giải thích?

? Khi viết văn giải thích cần chú ý gì?

2.Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: + Các nhóm đọc nội dung thảo luận của nhóm mình trong sách giáo khoa, thảo luận trả lời câu hỏi vào phiếu học tập.

+ Các nhóm lần lượt trao đổi phiếu học tập cho nhau và bổ sung ý kiến bằng bút màu khác.

+ HS dán kết quả lên bảng

+ Trình bày ý kiến phiếu học tập

- Giáo viên: Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Quan sát, động viên, lắng nghe học sinh trình bày

- Dự kiến sản phẩm:

a. N1:

* Tìm hiểu đề

Đọc đề, xác định từ quan trọng.

Xác định thể loại, yêu cầu của đề

+ Thể loại: Nghị luận giải thích.

- Vấn đề nghị luận: Đi ra ngoài, đi đây đi đó sẽ học được nhiều điều hay, mở rộng tầm hiểu biết, khôn ngoan từng trải.

- Các bước làm:

+ Đọc đề và gạch chân những từ quan trọng:

Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

+ Chỉ ra nội dung, thể loại, yêu cầu của đề.

* Tìm ý:

- Các ý:

+Giải thích nghĩa đen

+Giải thích nghĩa bóng

+Ý nghĩa sâu xa

+Giải thích nguyên nhân, những mặt lợi khi đi ra ngoài.

b. Nhóm 2:

a. MB:

- Giới thiệu câu tục ngữ: Đúc kết kinh nghiệm nên đi đây đi đó để mở rộng tầm hiểu biết và khát vọng được đi nhiều nơi.

-Trích dẫn câu TN

b. TB:

b1. Giải thích nghĩa:

- Giải thích nghĩa đen.

- Giải thích nghĩa bóng.

- Giải thích ý nghĩa sâu xa.

b2. Giải thích nguyên nhân vì sao cần đi ra ngoài để học hỏi.

b3. Giải thích bằng cách thực hiện được lời khuyên đó.

c. KB:

- Khái quát lại vấn đề cần giải thích.

- Nêu suy nghĩ, nhận thức hành động hoặc rút ra bài học cho bản thân.

c. Nhóm 3:

- Có 3 cách viết mở bài: Đi thẳng vào vấn đề, suy từ chung đến riêng, suy từ tâm lí con người

- Viết đoạn thân bài cần lưu ý:

+ Viết đoạn có sự liên kết: Dùng các từ liên kết: Như vậy, thật vậy, như đã nói ở trên.

+ Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ (nghĩa đen, nghĩa bóng)

+ Viết đoạn phân tích lí lẽ: Nêu lí lẽ trước rồi mới phân tích lí lẽ.

+ Viết đoạn CM:

. Chọn dẫn chứng tiêu biểu.

. Sắp xếp dẫn chứng theo 1 trật tự hợp lí.

. Dẫn chứng người trong nước.

. Người ngoài nước.

+ cách thực hiện lời khuyên đó

c. Viết đoạn kết bài:

Hô ứng với luận điểm CM

Nhóm 4? Muốn làm một bài văn lập luận giải thích thì phải thực hiện những bước nào ?

Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc và sửa lại

?Em hãy nêu dàn ý chung của bài văn lập luận giải thích?

Mb: Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích

Tb: Lần lượt trình bày các nội dung cần giải thích

Cần sử dụng các cách lập luận giải thích cho phù hợp

Kb: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích

? Khi viết văn giải thích cần chú ý gì?

Lời văn cần sáng sủa, dễ hiểu

Giữa các phần, các đoạn cần có liên kết

3. Báo cáo kết quả:

Học sinh báo cáo kết quả làm việc mà nhóm được giao

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hs tự ghi vở

I- Các bước làm một bài văn lập luận giải thích:

* Đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng học một sàng khôn". Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.

1-Tìm hiểu đề và tìm ý:

- Thể loại: Nghị luận giải thích.

- Vấn đề nghị luận: Đi ra ngoài, đi đây đi đó sẽ học được nhiều điều hay, mở rộng tầm hiểu biết, khôn ngoan từng trải.

- Các ý:

+Giải thích nghĩa đen

+Giải thích nghĩa bóng

+Ý nghĩa sâu xa

+Giải thích nguyên nhân, những mặt lợi khi đi ra ngoài.

2- Lập dàn ý:

a. MB:

- Giới thiệu câu tục ngữ: Đúc kết kinh nghiệm nên đi đây đi đó để mở rộng tầm hiểu biết và khát vọng được đi nhiều nơi.

-Trích dẫn câu TN

b. TB:

b1. Giải thích nghĩa:

- Giải thích nghĩa đen.

- Giải thích nghĩa bóng.

- Giải thích ý nghĩa sâu xa.

b2. Giải thích nguyên nhân vì sao cần đi ra ngoài để học hỏi.

b3. Giải thích bằng cách thực hiện được lời khuyên đó.

c. KB:

- Khái quát lại vấn đề cần giải thích.

- Nêu suy nghĩ, nhận thức hành động hoặc rút ra bài học cho bản thân.

3- Viết bài:

4- Đọc và sửa lại bài:

*Ghi nhớ: sgk (86)

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

1- Mục tiêu:

- Củng cố kiến thức đã học trong bài

- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập

2- Phương thức thực hiện:

+Hoạt động cá nhân

+ Hoạt động nhóm

3- Sản phẩm hoạt động:

Kết quả các bài tập đã hoàn thành.

4- Phương án kiểm tra, đánh giá

+ Học sinh tự đánh giá.

+ Các nhóm đánh giá lẫn nhau.

+ Giáo viên đánh giá. Bằng chấm điểm theo nhóm và cá nhân.

5- Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

Gv chia 2 nhóm: Hãy viết các cách KB cho đề văn trên

*.Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:

+ Các nhóm đọc nội dung thảo luận của nhóm mình trong sách giáo khoa, thảo luận trả lời câu hỏi vào phiếu học tập.

+ Các nhóm lần lượt trao đổi phiếu học tập cho nhau và bổ sung ý kiến bằng bút màu khác.

- Giáo viên: Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Quan sát, động viên, lắng nghe học sinh trình bày

- Dự kiến sản phẩm:

* Báo cáo kết quả:

+ HS dán kết quả lên bảng

+ Trình bày ý kiến phiếu học tập

* Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

1. Mục tiêu: vận dụng kiến thức làm các bt

2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: nội dung HS trình bày, phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

+ Học sinh tự đánh giá.

+ GV đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

GV giao nhiệm vụ:

-Gv chia lớp làm 4 nhóm:

+N1 viết MB,TB

+N2: Giải thích

+N3: Tại sao?

+N4: Hiểu vấn đề cần làm gì?

- HS thực hiện nhiệm vụ hđ cá nhân

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm bài, trình bày, nhận xét lẫn nhau

- Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ khi học sinh cần.

* Báo cáo kết quả: Tổ chức học sinh trình bày, báo cáo kết quả.

* Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

1. Mục tiêu: HS mở rộng kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, hđ chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động : - Phiếu học tập cá nhân

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

+ Học sinh tự đánh giá.

+ GV đánh giá

5- Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

? Viết hai đề trên thành bài văn hoàn thiện?

- Học sinh tiếp nhận: về nhà làm bài ra vở

- HS thực hiện nhiệm vụ hđ cá nhân

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: về nhà làm bài ra vở

- Giáo viên: kiểm tra

- Dự kiến sản phẩm: bài làm của hs.

* Báo cáo kết quả: Tổ chức học sinh trình bày, báo cáo kết quả.

* Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7

I/ MỤC TIÊU

  • Nắm được cách thức trong việc làm một bài văn lập luận giải thích.
  • Biết được những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học.

  • Đàm thoại + diễn giảng
  • SGK + SGV + giáo án

III. Nội dung và phương pháp lên lớp.

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

2.1 Sự tương phản giữa cảnh ngoài đê và cảnh trong đình?

2.2 Tìm những chi tiết miêu tả tên quan phủ: đồ dùng, cử chỉ lời nói, thái độ lúc “đi hộ đê”

3. Giới thiệu bài mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung lưu bảng

Tìm hiểu đề và tìm ý

Đề đặt ra yêu cầu gì?

Làm thế nào để hiểu được chính xác và đầy đủ ý nghĩa câu tục ngữ?

Bài văn giải thích có nên gồm 3 phần chính giống như bài văn lập luận chứng minh không? Vì sao?

Có.Vì đó là bố cục thường có của một bài văn, giúp cho bài văn mạch lạc thống nhất.

Phần mở bài phải đạt yêu cầu gì?

Phần mở bài phải mang định hướng giải thích, phải gợi nhu cầu được hiểu.

Phần thân bài phải làm nhiệm vụ gì? Nên sắp xếp những ý đã tìm được theo thứ tự nào?

GV cho HS đọc các đoạn MB, TB, KB trong SGK trang 85, 86 để rút ra cách viết bài.

HS tự nhận xét bài làm của mình và sửa lỗi chính tả.

HS tự viết thêm các cách MB, KB khác cho đề bài trên

I. Các bước làm bài văn giải thích.

Cho đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Hãy giải thích câu tục ngữ đó.

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

_ Đề yêu cầu giải thích câu tục ngữ (nghĩa đen, nghĩa bóng)

_ Hỏi người hiểu biết hơn, đọc sách báo tra từ điển để tìm ý nghĩa câu tục ngữ: khuyên mọi người nên đi đó đi đây để mở rộng hiểu biết.

2. Lập dàn bài

a. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa của nó.

b. Thân bài: giải thích câu tục ngữ.

_ Nghĩa đen: đi một ngày đàng sẽ học được một sàng khôn

_ Nghĩa bóng: có đi đây đi đó thì mới mở rộng hiểu biết.

_ Nghĩa sâu: khát vọng hiểu biết của người nông dân

c. Kết bài: câu tục ngữ ngày xưa vẫn còn ý nghĩa đến ngày hôm nay.

3.Viết bài

Khi viết bài lời văn giải thích cần sáng sủa dễ hiểu. Giữa các phần các đoạn phải có liên kết.

4.Đọc và sửa bài

♥ Ghi nhớ: SGK trang 81

II. Luyện tập

HS tự làm bài tập

-------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài Giáo án Ngữ văn 7 bài: Cách làm bài văn lập luận giải thích theo CV 5512. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2.

Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 239
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 7

    Xem thêm