Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 104

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 104: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS:

  • Hình dung được lớp kịch này trên sân khấu, hiểu rõ Mô-li-e là nhà soạn kịch tài ba, xây dựng lớp kịch hết sức sinh động, khắc họa tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả học làm sang, gây tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
  • Thấy rõ ngòi bút châm biếm, trào phúng sâu cay của Mô-li-e trong lớp kịch này.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS có năng đọc, phân tích tìm hiểu tác phẩm văn nghị luận hiện đại.

3. Thái độ: HS có thái độ sống chân thật, phù hợp với hoàn cảnh; không đua đòi làm sang.

4. Hình thành năng lực cho HS: Năng lực cảm thụ VH nước ngoài.

II. Chuẩn bị:

  • GV: Soạn GA, chân dung Mô-li-e; hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
  • HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ

NỘI DUNG

*Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài (1’):

Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới: Ở lớp 7 các em đã học VB nào thuộc thể loại sân khấu? (Quan Âm Thị Kính). Đó là một loại hình sân khấu dân gian đặc sắc của dân tộc ta. Bài hôm nay, các em sẽ được tìm hiểu một đoạn trích hài kịch rất đặc sắc của nhà soạn kịch người Pháp, đoạn trích “Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục.

*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức cho HS:

* HD đọc - tìm hiểu chung về VB. (19’)

Mục tiêu: HS HS nắm được những nét chính về tiểu sử, sự nghiệp, đặc điểm văn chương của TG; Biết đọc VB thể hiện cảm xúc; Nắm được PTBĐ và bố cục của VB.

? Qua việc chuẩn bị ở nhà và qua chú thích dấu sao, hãy nêu vài nét về tác giả Mô-li-e.

- GV giới thiệu thêm những nét cơ bản về Mô-li-e.

? Theo em, kịch là gì? Hài là gì?

? Nêu những nét chính về vở kịch “Trưởng giả học làm sang” và đoạn trích “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”.

- HD đọc VB: Phân vai để đọc, chú ý giọng điệu khi cần diễn cảm.

- Các vai đọc: 1. Ông Giuốc-đanh; 2. Phó may; 3. Thợ phụ;

4. Người dẫn chuyện.

- Tìm hiểu bố cục của VB:

? Em thử hình dung trên sân khấu, lớp kịch diễn ra ở đâu, gồm mấy cảnh, nội dung của từng cảnh?

- Hành động kịch diễn ra ở phòng khách nhà ông Giuốc-đanh.

- Cảnh 1: Ông Giuốc-đanh và ông phó may nói chuyện với nhau.

- Cảnh 2: Ông Giuốc-đanh nói chuyện với đám thợ phụ.

? Phó may là gì? (Thợ may).

? Trong hai cảnh, cảnh nào sôi động hơn? Vì sao? (Cảnh 2 vì đông nhân vật hơn và còn có cảnh nhảy múa rộn ràng).

- GV chuyển ý:

*Hướng dẫn đọc - phân tích VB theo bố cục:

Mục tiêu: HS nắm được diễn biến cảnh 1, 2 của vở kịch, nghệ thuật đặc sắc của VB, từ đó hiểu được ý nghĩa của VB.

- Hướng dẫn tìm hiểu cảnh I (25’):

? Ở cảnh 1, Giuốc-đanh đã nói với ông phó may tâm trạng gì của mình?

? Qua cách nói đó, cho thấy tâm trạng NTN của ông Giuốc-đanh? (Nôn nóng mong đợi bộ trang phục mới).

? Phó may viện lí do gì? Lí đo này có chính đáng không?Vì sao?

? Ông Giuốc-đanh lại phát hiện ra những khiếm khuyết gì ở bộ trang phục của mình?

? Áo may hoa ngược là NTN?

? Chi tiết may hoa ngược cho ta thấy điều gì ở ông phó may? (Thợ dốt hoặc cố ý biến ông Giuốc-đanh thành trò cười).

? Ông phó may đã giải thích những thiếu sót của mình NTN?

? Lời giải thích có kết quả ra sao?

? Tình thế kịch đặc sắc nhất ở đoạn này là gì? (Phó may từ thế bị động -> chủ động; Ông Giuốc-đanh từ thế chủ động -> bị động).

? Ông Giuốc-đanh còn nhận ra điều gì khi nhìn áo của phó may và có thái độ NTN?

? Phó may ứng phó NTN? (Lái Giuốc-đanh sang việc mặc thử bộ trang phục).

? Thái độ của Giuốc-đanh NTN? Vì sao Giuốc-đanh dễ dàng chấp nhận đề nghị của phó may như vậy? ( Phó may đã đánh trúng tâm lí nôn nóng mặc lễ phục).

? Qua các chi tiết tìm hiểu trên, em hiểu gì về nhân vật Giuốc-đanh? Thảo luận nhóm.

? Theo em, tiếng cười được bật ra ở đoạn này là nhờ yếu tố nghệ thuật nào? (Xây dựng một nhân vật vừa ngớ ngẩn, ngu dốt, vừa háo danh là Giuốc-đanh và một nhân vật ranh mãnh, lọc lừa, khéo miệng lưỡi để đưa đẩy, lái Giuốc-đanh làm cho Giuốc-đanh bộc lộ cái ngớ ngẩn của mình.)

- GV chuyển ý: .... (Tiết 2 ).

- HD tìm hiểu cảnh II: (25’).

? Ở cảnh này, số lượng nhân vật khác ở cảnh 1 NTN? (Nhiều hơn).

? Em thử hình dung, nếu diễn trên sân khấu thì cảnh 2 khác cảnh 1 NTN?

(Nhộn nhịp, sôi động hơn vì có âm nhạc, vũ điệu, cử chỉ, hành động của các nhân vật).

? Ở cảnh này thứ tự lời nói, hành động của các nhân vật khác cảnh trước NTN? Có ý nghĩa gì? (Cảnh trước, ông Giuốc-đanh nói trước; phó may nói sau.Ở cảnh này, bọn thợ phụ nói trước -> Ông Giuốc-đanh đã hoàn toàn bị động, bị bọn thợ may điều khiển theo ý định của bọn chúng.)

? Cuộc đối thoại giữa Guốc-đanh với đám thợ phụ diễn ra xung quanh việc gì? -> Thợ phụ đã dùng mánh khóe gì để moi tiền của Giuốc-đanh?

? Tâm trạng của Giuốc-đanh NTN?

? Tương ứng với tâm trạng là hành động gì? (Ban thưởng).

? Tâm trạng và hành động ban thưởng đã bộc lộ đặc điểm gì của ông Giuốc-đanh?

? Theo em, cái đáng cười chê trong việc này là gì? (Kẻ háo danh, được phong danh giả do phải bỏ tiền ra để mua mà tưởng danh quí phái thật.)

? Lời tự nhủ của Giuốc-đanh ở cuối VB giúp em hiểu thêm gì về ông ta? (Tiếc tiền nhưng vì quá ham trở thành quí tộc nên đành bỏ tiền ra để mua danh giả, ảo tưởng).

? Hành động và tâm trạng của Giuốc-đanh ở đoạn này có ý nghĩa gì? (Tô đậm hơn tính học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh).

I. Đọc - Tìm hiểu chung:

1. Tác giả, tác phẩm:

- Mô-li-e (1622 – 1673), là nhà soạn kịch nổi tiếng của nước Pháp.

- Vở kịch “Trưởng giả học làm sang” gồm 5 hồi. Đoạn trích “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” là lớp V, kết thúc hồi II của vở kịch.

2. Đọc văn bản:

3. Bố cục: 2 cảnh.

II. Đọc - Tìm hiểu VB:

1. Cảnh 1: Ông Giuốc-đanh và bác phó may:

Giuốc-đanh

- Nôn nóng đợi

bộ trang phục.

-> Thích ăn diện

- Phát hiện ra đôi bít-tất và đôi giầy chật quá. Áo thì may hoa ngược.

- Trách phó may

- Chấp nhận bộ lễ phục kệch cỡm.

-> Ngu dốt, không biết kiến thức về ăn diện.

- Nhận ra phó may ăn bớt vải của mình.

- Đồng ý mặc thử.

-> Nông nổi, dễ bị lừa.

=> Giàu có nhưng

ngu dốt; học đòi làm sang.

=> Quê kệch,

nhố nhăng.

Phó may

- Viện lí do…

- Gải thích:

+ Nó sẽ giãn ra.

+ Đau chân

là do tưởng tượng ra.

+ Các nhà quí tộc đều mặc áo hoa ngược.

- Lái Giuốc

-đanh sang

chuyện mặc

thử lễ phục.

=> Kẻ ranh mãnh, lọc lừa.

2. Cảnh 2: Ông Giuốc-đanh và tốp thợ phụ:

Thợ phụ

- Tâng bốc địa vị XH của Giuốc-đanh:

+ Ông lớn

+ Cụ lớn

+ Đức ông

-> Moi tiền.

Giốc-đanh

- Vô cùng sung sướng, hãnh diện.

+ Thưởng.

+ Ban thưởng

+ Thưởng

-> Háo danh, thích được tâng bốc. Cái đanh giả phải mua mà tưởng thật.

Đánh giá bài viết
1 346
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 8

    Xem thêm