Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 19

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 19: Trợ từ, thán từ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS hiểu thế nào là trợ từ, thán từ.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS có kĩ năng nhận biết và dùng trợ từ, thán từ trong giao tiếp.

3. Thái độ: HS có ý thức sử dụng ngôn ngữ đúng và hay, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

4. Hình thành năng lực: HS có năng lực phân tích, sử dụng hai loại từ này đúng và hay.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Hướng dẫn HS chuẩn bị bài; soạn GA, bảng phụ.
  • HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY- TRÒ

NỘI DUNG

* Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài: (1’)

Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

- GV: Giới thiệu bài.

- HS: Lắng nghe và chuẩn bị cho việc học bài mới.

Trong ngôn ngữ tiếng Việt có những từ không có nghĩa nhưng được dùng kèm với một số từ ngữ khác nhằm đạt được một số hiệu quả giao tiếp nhất định. Bài học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu các từ trên qua bài trợ từ, thán từ.

* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức cho HS:

* HD tìm hiểu về trợ từ (14’):

Mục tiêu: HS nhận biết và hiểu được cấu tạo, tác dụng, cách dùng trợ từ.

- HS đọc các VD.

GV?: Ba câu trên có ý nghĩa khác nhau NTN? Tại sao có sự khác nhau đó?

- HS trả lời, GV chốt ý, cho ghi.

- GV?: Từ những, có đi kèm với từ nào trong VD?

- GV?: Em hãy tìm một số VD có từ mang ý nghĩa như trên.

? Những từ chuyên đi kèm một số từ khác để biểu thị ý nhấn mạnh thái độ đánh giá sự vật, sự việc được gọi là trợ từ. Vậy trợ từ là gì?

- HS đọc ghi nhớ, GV chốt ý và cho HS làm ngay BT 1 để củng cố phần này. (Các câu có trợ từ: a, c, g, i )

I. Trợ từ:

1. Xét các VD:

- Nó ăn hai bát cơm. -> Thông báo khách quan, bình thường.

- Nó ăn những hai bát cơm. -> Nhấn mạnh ý ăn nhiều.

- Nó ăn hai bát cơm. -> Nhấn mạnh ý ăn ít.

* Kết luận: (Ghi nhớ 1 - SGK – Tr 69)

* HD tìm hiểu thán từ (14’):

Mục tiêu: HS nhận biết và hiểu được cấu tạo, tác dụng, cách dùng thán từ.

? Các từ in đậm trong VD mỗi từ dùng để làm gì?

- GV lưu ý HS từ A! còn có thể dùng để bộc lộ cảm xúc vui mừng.

- Cho HS thảo luận nhóm, chọn câu trả lời đúng nhất: Câu a, d.

- HS đọc mục ghi nhớ 2, GV chốt ý.

- GV chuyển ý.

II. Thán từ:

1. Xét các từ in đậm – SGK.

- Từ này dùng để gọi.

- Từ A! dùng để bộc lộ cảm xúc.

- Từ vâng dùng để đáp (trả lời).

=> Các từ này, a, vâng có thể tách thành câu độc lập (Câu đơn đặc biệt) hoặc có thể cùng các từ khác làm thành một câu và thường đứng ở đầu câu.

2. Kết luận: Ghi nhớ 2 – SGK/ 70.

* Hoạt động 3: HD luyện tập (16’):

Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức bài học để làm được bài tập, từ đó nâng cao nhận thức về dùng trợ từ, thán từ.

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm làm các BT 2, 3, 4

- Sau mỗi bài, HS trình bày, GV nhận xét, bổ sung nếu cần.

1. BT 2: - Trợ từ lấy dùng để nhấn mạnh ý không có.

- Trợ từ nguyên, đến nhấn mạnh ý quá nhiều.

- Trợ từ cả nhấn mạnh ý “cậu Vàng” ăn khỏe hơn người.

- Trợ từ cứ nhấn mạnh sự việc diễn ra đều đặn hằng năm.

2. BT 3: Các thán từ trong các VD.

a. Này! à! b. chứ ! ấy! đấy! c. Vâng. d. Chao ôi e. Hỡi ơi

3. BT 4: - Ha ha: Cảm xúc vui, thích thú - Ái ái: Cảm xúc hốt hoảng, sợ hãi.

- Than ôi!: Cảm xúc tiếc nuối.

II . Luyện tập:

Đánh giá bài viết
1 361
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 8

    Xem thêm