Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 20

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 20: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Nhận biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả và biểu cảm của người viết trong một VB tự sự.
  • Nắm được cách thức vận dụng các yếu tố này trong một bài văn tự sự.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS biết cách dùng và dùng có hiệu quả các yếu tố này trong bài TLV tự sự.

3. Thái độ: HS có tình cảm trong sáng trong cuộc sống.

4. Hình thành năng lực: HS có năng lực xác định được yếu tổ MT, BC trong văn chương và trong ngôn ngữ hằng ngày .

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Soạn GA, bảng phụ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
  • HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ

NỘI DUNG

* Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài: (1’)

Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

- GV: Giới thiệu bài.

- HS: Lắng nghe và chuẩn bị cho việc học bài mới.

Tác dụng của việc kết hợp các yếu tố đó trong VB tự sự NTN và cách dùng chúng ra sao, bài học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu.

* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức cho HS:

* HD tìm hiểu mục I (21’):

Mục tiêu: HS nắm được các căn cứ để xác định các yếu tố TS, MT, BC. Hiểu được vai trò của các yếu tố đó trong VB TS.

- HS đọc đoạn trích và câu hỏi.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu căn cứ để xác định các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự trong đoạn văn:

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm để tìm ra các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn.

- HS trình bày, GV dùng bảng phụ để củng cố câu trả lời của HS.

- Các yếu tố tự sự trong đoạn văn: Mẹ tôi vẫy tôi, tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ, mẹ tôi kéo tôi lên xe. Tôi òa khóc, mẹ tôi cũng sụt sùi theo. Tôi ngồi bên mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ, tôi nhìn gương mặt mẹ.

- Các yếu tố miêu tả trong đoạn văn: Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại. Mẹ tôi không còm cõi. Gương mặt mẹ vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của đôi gò má.

- Các yếu tố biểu cảm trong đoạn văn:

+ Hay tại sự sung sướng bỗng được …mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc. (Suy nghĩ )

+ Tôi cảm thấy cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt.(Cảm nhận)

+ Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ….mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. (Nêu ý kiến và cảm tưởng.)

- GV?: Từ việc tìm hiểu trên, em thấy các yếu tố miêu tả, biểu cảm đứng riêng lẻ hay xen kẽ giữa các yếu tố tự sự?

- HS: Các yếu tố MT, BC đứng xen kẽ giữa các yếu tố tự sự.

- GV: Tìm một số yếu tố TS, MT, BC trong đoạn văn khác ở VB khác.

- GV: Hãy bỏ hết các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn trên và trình bày đoạn văn đó bằng các yếu tố tự sự. – SH trình bày.

- GV?: Đoạn văn đã bị ảnh hưởng NTN khi không có yếu tố MT, BC?

- HS: Đoạn văn khô khan, khó hiểu.

- GV? Từ vấn đề trên, em kết luận NTN về vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong VB tự sự?

- HS trình bày; GV chốt ý, cho ghi.

- GV?: Em hãy thử bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn và xem xét đoạn văn bị ảnh hưởng NTN? Tại sao vậy ?

- HS: Không thể được vì VB sẽ không còn cốt truyện. Cốt truyện là do nhân vật và sự việc tạo nên.

I. Sự kết hợp các yếu tố kể tả và biểu cảm trong văn bản tự sự:

*Căn cứ để xác định các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm:

+ Kể thường tập trung nêu sự việc, hành động, nhân vật.

+ Tả thường chỉ ra tính chất, màu sắc, mức độ của sự việc, nhân vật, hành dộng, …

+ Biểu cảm thường bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ, thái độ của người viết.

1. Xét đoạn văn – SGK trang 72, 73:

* Nhận xét:

- Các yếu miêu tả, biểu cảm đứng xen lẫn các yếu tố tự sự.

- Vai trò:

+ Các yếu tố miêu tả giúp cho VB tự sự thêm sinh động với màu sắc, hương vị, âm thanh, dáng vẻ, dáng điệu,… của nhân vật, sự việc.

+ Các yếu tố biểu cảm giúp cho VB tự sự thêm giàu cảm xúc, làm cho người đọc phải xúc động, trăn trở, suy nghĩ trước sự việc và nhân vật.

+ Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho ý nghĩa của truyện thêm sâu sắc và giúp tác giả thể hiện thái độ, tình cảm của mình đối với nhân vật và sự việc.

2. Kết luận: (Ghi nhớ/ trang 74 )

Đánh giá bài viết
1 547
Sắp xếp theo

Giáo án Ngữ văn lớp 8

Xem thêm