Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 46

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 46: Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức, kĩ năng về cách làm bài văn thuyết minh đã học. Tạo điều kiện cho HS mạnh dạn suy nghĩ, phát biểu.

2. Kĩ năng: Biết cách thuyết minh về một thứ đồ dùng thông dụng trong gia đình.

3. Thái độ: Có ý thức tập luện nói trước tập thể.

4. Hình thành năng lực cho HS: Trình bày vấn đề trước tập thể một cách tự tin, rõ ràng.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Soạn GA, bảng phụ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài luyện nói thuyết minh về một món đồ dùng thông dụng trong gia đình bằng cách lập dàn ý trước ở nhà để đến lớp luyện nói.
  • HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ

NỘI DUNG

*Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài (1’):

Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

Để giúp các em có điều kiện thể hiện khả năng trình bày miệng trước tập thể và rèn kĩ năng thuyết minh về một nón đồ dùng thông dụng trong gia đình, bài học hôm nay các em sẽ học bài “Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng”.

*Hoạt động 2: Tiến hành:

Mục tiêu: HS nắm được cách tiếp cận đề, lập dàn ý sơ lược, trình bày được nội dung bài nói theo yêu cầu.

*Cho HS tiếp xúc với đề (4’): - HS đọc đề bài:

? Để thuyết minh được về cái bình thủy, em phải vận dụng những phương pháp nào để thuyết minh? Trong các phương pháp đó, phương pháp nào là chủ đạo?

* Chia nhóm để HS thảo luận nhóm thống nhất dàn ý (5’)

*Luyện nói: ( 35’)

- HS lên trình bày phần luyện nói trước lớp.

- HS khác nhận xét việc trình bày của bạn; GV nhận xét, dùng bảng phụ đã trình bày dàn ý chi tiết để HS xem và chỉnh sửa.

DÀN Ý CHI TIẾT ĐỂ LUYỆN NÓI

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc bình thủy: Là đồ dùng tiện lợi, thông dụng trong mọi gia đình, dùng để đựng nước uống.

b. Thân bài:

- Bình thủy được cấu tạo gồm hai bộ phận chính: Vỏ và ruột:

+ Ruột bình thủy được cấu tạo bằng hai lớp thủy tinh như hai cái chai một nhỏ, một lớn lồng vào nhau. Giữa hai lớp là khoảng chân không, tác dụng chống truyền nhiệt ra ngoài. Phía trong ruột bình thủy có tráng bạc hoặc thủy ngân sáng trắng để hắt nhiệt ngược vào trong, giữ cho nước được nóng lâu hơn.

+ Miệng bình thủy nhỏ hơn thân bình rất nhiều để giảm tỏa nhiệt từ trong bình mà vẫn đảm bảo dễ rót nước vào, ra. Miệng bình thủy được đậy bằng một nắp tròn, vừa khít, xốp để chống tỏa nhiệt ra ngoài.

+ Vỏ bình thủy được làm bằng sắt, tráng men màu, trang trí bông hoa lộng lẫy, hoặc cũng có thể được làm bằng nhựa, bằng i nốc, bằng nhôm để bảo vệ ruột bình thủy không bị vỡ (bể).

+ Trên thân vỏ bình thủy có gắn hai quai xách bằng nhôm hoặc nhựa để xách, mang bình thủy một cách dễ dàng.

- Bình thủy chủ yếu được dùng để đựng nước nóng. Nước sôi 100 độ có thể giữ nhiệt khá lâu 5 – 6 tiếng.

- Bình thủy là vật dụng tiện lợi vì nó giữ được nước nóng để pha trà, cà phê, …Nhà có em bé, người già, hoặc có người bị bệnh thì rất cần có chiếc bình thủy.

c. Kết bài: Bình thủy là vật dụng thông dụng, tiện lợi, rẻ tiền, dễ sử dụng, nó góp phần làm cho cuộc sống thêm đầm ấm hơn. Bình thủy sẽ mãi là vật dụng thân thiết của mọi GĐ Việt Nam.

Tiết * (45’)

- HS tiếp tục lên trình bày phần luyện nói trước lớp.

- HS khác nhận xét việc trình bày của bạn; GV nhận xét, dùng bảng phụ đã trình bày dàn ý chi tiết để HS xem và chỉnh sửa.

I. Đề bài: Thuyết minh về cái phích nước (Bình thủy).

II. Chuẩn bị:

III. Luyện nói:

Đánh giá bài viết
3 299
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 8

    Xem thêm