Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 47

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 47: Viết bài tập làm văn số 3 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS làm bài văn thuyếtminh để kiểm tra toàn diện các kiến thức đã học về thể loại này.

2. Kĩ năng: HS có kĩ năng làm bài TLV đúng yêu cầu.

3. Thái độ: HS có ý thức nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử.

4. Hình thành năng lực: HS có năng lực trình bày bài văn viết đúng và hay.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Ra đề, hướng dẫn giải đáp.
  • HS: Nghiên cứu các đề trong SGK.

III. TIẾN HÀNH:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY- TRÒ

* Hoạt động 2 (1’): Giới thiệu bài: Để giúp các em rèn kĩ năng làm bài TLV tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, hôm nay các em sẽ tiến hành viết bài TLV số 2 tại lớp.

* Hoạt động 2 (1’): GV ghi đề bài lên bảng.

Đề: Em hãy thuyết minh về một thứ đồ dùng thông dụng trong gia đình. (Loại trừ chiếc bình thủy, chiếc xe đạp, nón lá, áo dài).

* Hoạt động 3 (88’): HS làm bài.

YÊU CẦU ĐÁP ÁN

* Yêu cầu chung:

- Nội dung: Thuyết minh về một thứ đồ dùng thông dụng trong gia đình. Các tri thức dùng để thuyết minh phải chính xác, tiêu biểu cho đồ vật được thuyết minh.

- Hình thức: Bài làm có bố cục đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Diễn đạt trôi chảy, rõ ràng; dùng từ, câu chính xác; biết kết hợp các phương pháp thuyết minh vào bài văn một cách hợp lí. Biết viết các đoạn văn trong bài theo các cách trình bày đoạn văn đã học: song hành, diễn dịch, qui nạp.

* Yêu cầu cụ thể: HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, nhưng phải bảo đảm dàn ý sau:

Mở bài: Giới thiệu khái quát về đồ dùng định thuyết minh.

Thân bài: Thuyết minh về đồ vật trên các mặt:

  • Nguồn gốc; - Cấu tạo, chất liệu; - Đặc điểm, đặc tính; Công dụng của nó trong đời sống con người.
  • Vai trò, ý nghĩa, giá trị của nó trong đời sống con người.

Kết bài:Thái độ của em đối với đồ dùng đó.

* Biểu điểm:

- Điểm 9 – 10: + Bài viết đảm bảo những nội dung như dàn ý đã nêu hoặc có sự sáng tạo hơn, hay hơn, chính xác và mở rộng phạm vi hơn.

+ Đảm bảo có bố cục từng phần, từng đoạn rõ ràng, mạch lạc; biết trình bày đoạn văn theo những cách đã học: Diễn dịch, qui nạp, song hành; trình bày rõ, sạch đẹp; không gạch, bôi xóa. Kết hợp được các phương pháp thuyết minh vào bài viết một cách khéo léo, nhuần nhuyễn.

- Điểm 7 – 8: + Bài viết cơ bản bảo đảm những yêu cầu trên song có thể thiếu một vài nội dung nhưng không ảnh hưởng xấu đến nội dung chủ đề của câu chuyện.

+ Có bố cục rõ ràng; cách trình bày khá hợp lí, sạch đẹp, rõ ràng; diễn đạt trôi chảy; có lỗi chính tả và lỗi dùng từ, câu nhưng không đáng kể. Kết hợp được các phương pháp thuyết minh vào bài viết một cách khá hợp lí.

- Điểm 5 – 6: + Bài viết cơ bản đảm bảo những yêu cầu trên song có thể thiếu một vài nội dung nhưng không sai sót quá nhiều.

+ Có bố cục tương đối rõ ràng; cách trình bày khá hợp lí, khá sạch đẹp, rõ ràng; diễn đạt trôi chảy; có lỗi chính tả và lỗi dùng từ, câu nhưng không đáng kể; biết kết hợp được các phương pháp thuyết minh vào bài viết.

- Điểm 3 – 4: + Bài viết cơ bản đảm bảo những yêu cầu trên song có thể thiếu một vài nội dung nhưng không sai sót quá nhiều;

+ Có bố cục nhưng chưa rõ ràng; cách trình bày chưa hợp lí, chữ viết chưa sạch đẹp; diễn đạt còn vụng về; phạm lỗi chính tả và lỗi dùng từ, câu tương đối nhiều; biết kết hợp các phương pháp thuyết minh vào bài viết nhưng còn vụng về, gượng ép.

- Điểm 1– 2: + Nội dung còn sơ sài, thiếu sót quá nhiều;

+ Chưa có bố cục rõ ràng; viết sai chính tả nhiều; diễn đạt lủng củng, dùng câu, từ vụng về; bôi xóa; chữ viết quá ẩu.

- Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn.

Đánh giá bài viết
1 107
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 8

    Xem thêm