Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 72

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 72: Câu cầu khiến được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cầu khiến. Phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác. Nắm vững chức năng của câu cầu khiến, biết dùng câu cầu khiến phù hợp tình huống giao tiếp.

2. Kĩ năng: HS có kĩ năng dùng câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp.

3. Thái độ: HS có ý thức trau dồi vốn ngôn ngữ.

4. Hình thành năng lực cho HS: Năng lực huy động vốn từ để sử dụng đúng và hay.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Soạn GA, bảng phụ;hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
  • HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ

NỘI DUNG

*HĐ 1: Dẫn dắt vào bài (1’):

Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới:

Bài trước các em đã được học kiểu câu nghi vấn. Trong thực tế, sử dụng tiếng Việt còn có các kiểu câu với những chức năng khác. Bài hôm nay các em sẽ được học một kiểu câu được dùng với mục đích sai bảo, nhờ mượn, yêu cầu,… đó là kiểu câu cầu khiến.

* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức cho HS:

*Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến (24’):

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến.

- Cho HS đọc các VD.

- GV? Hãy tìm những câu cầu khiến trong các VD và cho biết chức năng của mỗi câu.

- GV? Dựa vào dấu hiệu hình thức nào để biết đó là câu cầu khiến? Cho VD.

- GV? Các câu sau đây dùng để làm gì?

- Tất cả tập hợp! (Ra lệnh).

- Đề nghị tất cả im lặng. (Đề nghị).

- Cháu van ông! Cháu xin ông! (Van xin).

* Xét các VD ở mục 2:

- GV? Câu Mở cửa ở câu a khác ở câu b NTN về cách nói? (Câu b có ngữ điệu cầu khiến).

- GV? Các câu cầu khiến trên được kết thúc bằng dấu gì? (Dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi).

- GV? Em hãy cho một số VD khác là câu cầu khiến. - HS trả lời, GV ghi bảng.

- GV? Câu cầu khiến khác câu nghi vấn đã học NTN?

Thảo luận nhóm

Ngoài kiểu câu cầu khiến dùng với mục đích cầu khiến, còn có kiểu câu nào khác dùng với mục đích cầu khiến mà em đã được học? (Câu nghi vấn và câu trần thuật - chưa học).

- GV? Qua phần tìm hiểu trên, em kết luận NTN?

- HS đọc ghi nhớ, GV chốt ý.

I. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến:

1. Xét các câu cầu khiến trong VD:

- Thôi đừng lo lắng. -> Khuyên bảo.

- Cứ về đi -> Yêu cầu.

- Đi thôi con -> Yêu cầu.

=> Câu cầu khiến có chứa các từ cầu khiến: thôi, đi, nào, hãy, đừng, chớ, ….

2. Xét các VD:

a. - Anh làm gì đấy?

- Mở cửa. (Trả lời -> Câu trần thuật.)

b. Đang ngồi viết thư, tôi bỗng nghe tiếng ai đó vọng vào:

- Mở cửa! (Yêu cầu -> Câu cầu khiến -> Có ngữ điệu cầu khiến).

=> Câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than. Nhưng đôi khi cũng kết thúc bằng dấu chấm.

* Ghi nhớ: (SGK – trang 31 ).

Đánh giá bài viết
1 581
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 8

    Xem thêm