Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 76

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 76: Đi đường được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác dù trong hoàn cảnh tù ngục, Người vẫn mở rộng tâm hồn, tìm đến giao hòa với thiên nhiên. Thấy được phong thái ung dung, bản lĩnh cách mạng ở Bác.
  • Hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ Đi đường. Từ việc đi đường gian lao mà nói lên bai học đường đời, đường cách mạng.
  • Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ: Bình dị, tự nhiên, mang ý nghĩa sâu sắc.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS có năng đọc, phân tích thơ.

3. Thái độ: HS biết ngưỡng mộ, kính trọng, tôn thờ Bác.

4. Hình thành năng lực cho HS: Năng lực cảm thụ văn học.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Soạn GA, chân dung Bác Hồ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
  • HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ

NỘI DUNG

*HĐ 1: Dẫn dắt vào bài (1’):

Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới:

Các em đã được học hai bài thơ “Ngắm trăng”, đã được hiểu về tình yêu thiên nhiên và ý chí chiến đấu, tinh thần cách mạng của Bác Hồ. Bài học hôm nay, qua bài thơ “Đi đường”, các em sẽ được tìm hiểu thêm về vấn đề nói trên.

*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức cho HS:

*HD đọc - tìm hiểu chung về văn bản (10’):

Mục tiêu: HS HS nắm được những nét chính về tiểu sử, sự nghiệp, đặc điểm văn chương của TG; Biết đọc VB thể hiện cảm xúc; Nắm được PTBĐ và bố cục của VB.

- Hướng dẫn HS đọc, chú ý ngữ điệu vui vẻ thoải mái trong VB; GV đọc mẫu và gọi HS đọc.

? Phương thức biểu đạt của văn bản là gì?

? Thể thơ?

- GV chuyển ý:

* HD đọc - phân tích VB theo bố cục (24’):

Mục tiêu: Giúp HS hiểu được tình yêu thiên nhiên mãnh liệt và phong thái ung dung, bản lĩnh cách mạng ở Bác.

- HS đọc 2 câu thơ đầu:

? Hai câu thơ đâu là sự suy ngẫm về điều gì?

? Câu thơ 2 có ý nghĩa gì?

? Với ý nghĩa như vậy cho thấy điều gì ở đường đi và con đường cách mạng?

? Câu thơ 2, từ nào được lặp lại nhiều lần? Tác dụng?

? Câu thơ thể hiện sự suy ngẫm về vấn đề gì?

- HS đọc hai câu cuối.

? Hai câu thơ này hiểu theo nghĩa đen thì có nghĩa là gì?

? Nếu hiểu theo nghĩa bóng thì có nghĩa là gì?

? Qua hai câu thơ này, em cảm nhận điều gì trong suy nghĩ, tác phong, phong thái của Bác?

I. Đọc - Tìm hiểu chung:

1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ: Như bài “Ngắm trăng”.

2. Đọc văn bản:

3. Phương thức BĐ: Biểu cảm + tự sự + miêu tả + Nghị luận.

4. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

II. Đọc - Tìm hiểu VB:

1. Hai câu thơ đầu:

- “Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan”.(Có đi đường mới biết đường đi khó)

-> Sự suy ngẫm có ý nghĩa khái quát sâu xa về đường đời, đường cách mạng.

- “Trùng san chi ngoại hựu trùng san”. (Trước mặt hết lớp núi này đến lớp núi khác). -> Nỗi khó khăn gian khổ chồng chất. -> Sự cảm nhận, suy ngẫm về nỗi gian lao của con đường cách mạng.

2. Hai câu cuối:

- “Trùng san đăng đáo cao phong hậu

- Vạn lí dư đồ cố miện gian”.

(Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.)

-> Cảnh thiên nhiên đẹp hùng vĩ.

-> Mọi gian lao sẽ hết khi con người cố gắng vượt qua. Khi đã vượt qua được gian lao là con người chiến thắng.

=> Tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung, bản lĩnh cách mạng, tinh thần lạc quan ở Bác Hồ.

* Hoạt động 3: TK, luyện tập, đọc thêm (10’):

? Đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?

? Bài thơ thể hiện điều gì trong tâm hồn, phẩm chất của Bác?

- HS đọc diễn cảm bài thơ.

- HS đọc thêm.

III . Tổng kết:

1. Nội dung:

2. Nghệ thuật:

=> * Ghi nhớ: (SGK-Trang 40)

* Luyện tập:

* Đọc thêm:

Đánh giá bài viết
1 823
Sắp xếp theo

Giáo án Ngữ văn lớp 8

Xem thêm