Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 87

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 87: Hành động nói được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết thực hiện hành động nói; biết phân biệt hành động nói trực tiếp, gián tiếp.

2. Kĩ năng: HS có kĩ năng xác định hành động nói trong giao tiếp và vận dụng hành động nói hiệu quả, đạt mục đích giao tiếp.

3. Thái độ: HS có ý thức thực hiện hành động nói chính xác, hay, lịch sự khi giao tiếp.

4. Hình thành năng lực cho HS: Năng lực sử dụng ngôn ngữ đúng và hay.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Soạn GA, bảng phụ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài;
  • HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ

NỘI DUNG

*HĐ 1: Dẫn dắt vào bài (1’):

Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

Bài TV trước các em đã được học về các kiểu hành động nói. Trong thực tế khi nói, viết, người ta phải dùng đến các kiểu hành động nói khác nhau để thực hiện hành động nói. Bài học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu về vấn đề này.

* Hoạt động 2: Hình thành kiến thực cho HS:

* HD tìm hiểu mục I (11’):

Mục tiêu: HS nắm được hai cách thực hiện HĐN gián tiếp và trực tiếp.

- HS yêu cầu và đoạn trích – SGK/ trang 70.

- GV dùng bảng phụ 1, và yêu cầu HS chừa khoảng trống để về nhà lập bảng theo yêu cầu ở mục 1:

Câu

Mục đích

1

2

3

4

5

Hỏi

Trình bày

+

+

+

Điều khiển

+

+

Hứa hẹn

Bộc lộ CX

- GV? Đoạn văn trong VD có mấy câu? (5 câ ).

- GV? Hãy đánh số thứ tự ở mỗi đầu câu và cho biết các câu trên thuộc kiểu câu gì mà các em đã học? (Câu trần thuật).

- GV? Hãy xác định mục đích nói của mỗi câu bằng cách đánh dấu + vào ô thích hợp ở bảng tổng hợp.

- GV? Qua BT này, em thấy một kiểu câu có thể dùng để thực hiện mấy kiểu hành động nói? ( Hai).

- GV? Vậy em rút ra nhận xét NTN về BT này?

- GV? Hãy nhắc lại chức năng chính của các kiểu câu trần thuật, cầu khiến, cảm thán, nghi vấn.

- GV? Trong 2 hành động nói trên, hành động nào phù hợp với chức năng chính của câu trần thuật? (Trình bày). -> Cách dùng trực tiếp.

- GV? Hành động nói nào không phù hợp với chức năng chính của câu trần thuật? (Điều khiển). -> Cách dùng gián tiếp.

- GV? Vậy em kết luận NTN về cách thực hiện hành động nói?

- GV chuyển ý: Trong thực tế, người ta không chỉ dùng một kiểu câu để thực hiện một kiểu hành động nói mà còn có thể dùng nhiều kiểu câu khác nhau. Vậy ta dùng NTN cho đúng, cho hay, các em sẽ tìm hiểu ở mục 2:

* HD tìm hiểu quan hệ giữa các kiểu câu với các kiểu hành động nói (18’):

* Mục tiêu: Giúp HS hiểu được mối quan hệ giữa kiểu HĐN với các kiều câu, từ đó biết dùng các kiểu câu để thực hiện kiểu HĐN phù hợp.

- HS đọc mục 2: SGK – trang 70.

- GV? Ta phải lập bảng mối quan hệ giữa các kiểu câu với các kiểu hành động nói để làm gì? (Tìm hiểu cách dùng các kiểu câu khi thực hiện hành động nói.)

- GV treo bảng phụ 2 - Bảng mối quan hệ:

Kiểu câu

Kiểu HĐN

Nghi vấn

Cầu khiến

Cảm thán

Trần thuật

Hỏi

VD 1

Trình bày

VD 6

Điều khiển

VD 2

VD 4

VD 8

Hứa hẹn

VD 7

Bộc lộ CX

VD 3

VD 5

VD 9

- GV treo bảng phụ - Bảng cho trước các VD:

1. Bạn đã làm BT toán chưa?

2. Bác có thể chỉ cho cháu bưu điện ở đâu không ạ?

3. Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!

4. Bác chỉ dùm cháu bưu điện ở đâu với!

5. Ôi, bạn hát hay quá!

6. Tôi vừa đi học về.

7. Được, Tôi sẽ giúp anh việc đó.

8. Anh phải đi học; em chịu khó đi chợ dùm anh, đến trưa anh mới về.

9. Nhưng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta.

- HS thảo luận nhóm, lựa chọn VD để điền vào bảng cho đúng kiểu câu, đúng kiểu hành động nói và rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa các kiểu câu và kiểu hành động nói:

-GV? Xét kiểu hành động nói điều khiển trong bảng trên, cách dùng nào hay hơn, vì sao? (cách dùng trong VD 2 và 8 hay hơn vì ở VD 2 thể hiện thái độ kính trọng, lễ độ; ở VD 8 thể hiện thái độ gần gũi, thân thiết).

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận:

- GV? Vậy khi thực hiện hành động nói, ta cần chú ý gì?

? Có phải kiểu câu nào cũng có thể dùng để thực hiện tất cả các kiểu hành động nói không?

I. Cách thực hiện hành động nói:

1. Xét các VD - SGK – trang 70:

* Bảng tổng hợp kết quả.

* Nhận xét:

- Có thể dùng một kiểu câu để thực hiện nhiều kiểu hành động nói.

* Kết luận:

- Thực hiện kiểu hành động nói phù hợp với chức năng chính của kiểu câu -> Cách dùng trực tiếp.

- Thực hiện kiểu hành động nói không phù hợp với chức năng chính của kiểu câu -> Cách dùng gián tiếp.

2. Quan hệ giữa các kiểu câu với các kiểu hành động nói:

* Nhận xét: Khi thực hiện hành động nói, ta phải dùng đến các kiểu câu. Vậy kiểu câu và kiểu hành động nói có quan hệ mật thiết với nhau.

* Kết luận:

- Cần chú ý vai giao tiếp, vai quan hệ XH, ngữ cảnh thực hiện hành động nói, mục đích nói,…để lựa chọn cách thực hiện hành động nói (Gián tiếp hoặc trực tiếp) phù hợp.

- Cần lựa chọn kiểu câu phù hợp để thực hiện hành đông nói.

* Ghi nhớ 1 – SGK/ 71.

Đánh giá bài viết
1 234
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 8

    Xem thêm