Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 96

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 96: Đi bộ ngao du được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS: Hiểu rõ đây là VB nghị luận với cách lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục; tác giả là nhà văn; bài này trích trong một tiểu thuyết nên các lí lẽ luôn hòa quyện với thực tiễn cuộc sống của riêng ông, khiến VB nghị luận không những sinh động mà qua đó còn thấy được ông là người giản dị, quí trọng tự do và yêu thiên nhiên.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS có năng đọc, phân tích tìm hiểu tác phẩm văn nghị luận hiện đại.

3. Thái độ: HS biết yêu tự do,

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Soạn GA, chân dung Ru-xô; hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
  • HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ

NỘI DUNG

*HĐ 1: Dẫn dắt vào bài (1’):

Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới:

Đi bộ ngao du là một đoạn trích từ tiểu thuyết Ê-min hay về giáo dục của nhà văn Pháp Ru-xô. Đây là một VB mang sắc thái riêng của tác giả. Bài hôm nay các em sẽ tìm hiểu.

*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức cho HS:

*HD đọc - tìm hiểu chung về văn bản (15’).

Mục tiêu: HS HS nắm được những nét chính về tiểu sử, sự nghiệp, đặc điểm văn chương của TG; Biết đọc VB thể hiện cảm xúc; Nắm được PTBĐ và bố cục của VB.

? Qua việc chuẩn bị ở nhà và qua chú thích dấu sao, hãy nêu vài nét về tác giả Ru-xô và xuất xứ đoạn trích Đi bộ ngao du.

- GV hướng dẫn đọc phù hợp với từng đoạn, từng chỗ trong VB:

? Phương thức biểu đạt của VB?

? Bố cục của VB ?

+ Đoạn 1: Đi bộ thì tự do.

+ Đoạn 2: Đi bộ thì học thêm được nhiều kiến thức, làm giàu thêm kiến thức cho con người.

+ Đoạn 3: Đi bộ sẽ có lợi cho sức khỏe và tinh thần.

- GV giới thiệu thêm những nét cơ bản về Ru-xô như SGV trang 128 đã nêu.

- GV chuyển ý:

* HD đọc - phân tích VB theo bố cục

Mục tiêu: HS thấy được cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục, các lí lẽ luôn hòa quyện với thực tiễn cuộc sống của riêng nhà văn, khiến VB sinh động và qua đó còn thấy được ông là người giản dị, quí trọng tự do và yêu thiên nhiên.

- Hướng dẫn tìm hiểu phần I: (29’):

? Để làm rõ luận điểm thứ nhất, tác giả đã nêu những luận cứ nào?

? Trong đoạn này, tác giả dùng nhiều kiểu câu trần thuật nhằm mục đích gì? -> Kể lại những điều thú vị của những người đi bộ.

? Ngôi kể trong đoạn này? (Ngôi thứ nhất).

? Từ “tôi”, “ta” lặp lại nhiều lần có ý nghĩa gì? -> Nhấn mạnh kinh nghiệm của bản thân trong việc đi bộ, tác động vào lòng tin của người đọc. -> Kinh nghiệm riêng xen lẫn lí luận chung.

? Các cụm từ “ta ưa đi”, “ta thích dừng”, “ta muốn hoạt động”, “tôi ưa thích”,...nhằm nhấn mạnh điều gì? -> Sự thỏa mãn cảm giác tự do cá nhân của người đi bộ.

? Từ các luận cứ và lập luận trên, tác giả thuyết phục người đọc tin vào những lợi ích nào của việc đi bộ?

? Nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn này? Cách nêu dẫn chứng có hấp dẫn không? Vì sao?

- GV chuyển ý và gọi HS đọc đoạn II. Tiết 2 (17’):

? Luận điểm thứ 2 mà tác giả nêu ra là gì?

? Tác giả lập luận bằng những luận cứ nào?

? Khi nói về giá trị của việc đi bộ, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật và những lời bình luận nào? Nhằm đề cao và khích lệ điều gì?

- GV chuyển ý và gọi HS đọc đoạn III. (23’)

? Luận điểm thứ 3 là gì?

? Để làm rõ luận điểm này, tác giả đã nêu ra những luận cứ nào?

? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng giữa 2 luận cứ này?

? Các động từ chỉ trạng thái nào được dùng cùng với phép so sánh trên? Tác dụng? (Vui vẻ, khoan khoái, hân hoan, thích thú,…).

? Các luận cứ mà tác giả nêu có thuyết phục không? Vì sao? (Thuyết phục vì nó mang tính thực tế.)

? VB này có thể đặt tên khác chính xác hơn với nội dung này hay không? (Có thể đặt tên Tác dụng của việc đi bộ ngao du.)

? Trình tự sắp xếp các LĐ chính trong bài? (Mục 1, 2, 3 – Phần phân tích).

? Theo em, tác giả sắp xếp như vậy có được không? Vì sao? -> Ru-xô yêu tự do. GV giảng vài nét về tuổi thơ tác giả dựa vào phần những điều lưu ý ở SGV

- GV kết luận: Lập luận như vậy là mang đậm chất cá nhân tác giả.

? Cả 3 đoạn văn trong những lí lẽ tác giả nêu ra tại sao khi xưng “tôi”, khi xưng “ta”? -> Xưng “ta”: Lí luận có tính chất chung, hiển nhiên; xưng “tôi”: Lí luận rút ra từ kinh nghiệm của cá nhân.

? Xen kẽ giữa cái chung và cái riêng như vậy có tác dụng gì? -> Sinh động, giàu cảm xúc cho bài văn.

? Bài văn giàu cảm xúc nhờ các yếu tố nào? -> (Biểu cảm.) Hãy tìm những yếu tố biểu cảm trong bài ?

? Qua bài này, em hiểu gì về con người, tư tưởng, tình cảm của nhà văn ru-xô? -> Quí trọng tự do, yêu thiên nhiên -> Tư tưởng tiến bộ.

I. Đọc - Tìm hiểu chung:

1. Tác giả, tác phẩm:

- Ru-xô (1712 – 1778), là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội của nước Pháp. Ông viết nhiều tiểu thuyết nổi tiếng, trong đó có “Ê-min hay về giáo dục”.

- Đoạn trích “Đi bộ ngao du” trích từ quyển V, quyển cuối cùng của tác phẩm “Ê-min hay về giáo dục”.

2. Đọc văn bản:

3. Phương thức biểu đạt: NL chứng minh + biểu cảm.

4. Bố cục: 3 đoạn (3 luận điểm).

II. Đọc - Tìm hiểu VB:

1. Đi bộ thì tự do:

- Muốn đi, muốn dừng, nhiều ít tùy ý …

- Không phụ thuộc vào người, phương tiện (Phu ngựa trạm).

- Không phụ thuộc vào dường xá, lối đi, chỉ phụ thuộc vào bản thân mình.

- Thoải mái hưởng thụ tự do trên đường đi.

=> Phép liệt kê, dẫn chứng sinh động, -> Khẳng định tự do của việc đi bộ; thỏa mãn nhu cầu hòa hợp với thiên nhiên, đem lại cảm giác tự do cho con người.

2. Đi bộ thì học được nhiều kiến thức từ tự nhiên:

- Tìm hiểu các sản vật nông nghiệp và cách trồng trọt.

- Xem xét tài nguyên phong phú trên mặt đất.

- Sưu tầm các mẫu vật đa dạng của thế giới tự nhiên.

=> Đề cao kiến thức thực tế; khích lệ mọi người hãy đi bộ để mở mang kiến thức, làm giàu trí tuệ.

3. Đi bộ có lợi cho sức khỏe và tinh thần:

- Người đi bộ vui vẻ, hân hoan, khoan khoái.

- Người đi xe ngựa mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh, đau khổ.

=> Phép so sánh + các động từ chỉ trạng thái thích thú -> Khẳng định lợi ích tinh thần của đi bộ ngao du, khơi dậy niềm vui trong cuộc sống.

Đánh giá bài viết
1 420
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 8

    Xem thêm