Giáo án môn Sinh học lớp 10 bài 1

Giáo án môn Sinh học học lớp 10

Giáo án môn Sinh học lớp 10 bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, HS phải:

1. Kiến thức

  • Giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống (nêu đc các cấp tổ chức của TG sống từ thấp đến cao*)
  • Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống.

2. Kĩ năng: Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.

3. Thái đ: Có ý thức bảo vệ các loài sv và môi trường sống của chúng (bảo tồn đa dạng sinh học).

II. TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC

1. Tích hợp kĩ năng sống

  • Thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
  • Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng

2 Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Đa dạng các cấp tổ chức sống tạo nên sự đa dạng của thế giới sinh vật đa dạng sinh học. Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng là bảo vệ đa dạng sinh học. Chống lại các hoạt động, hành vi gây biến đổi ô nhiễm môi trường.

III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Gv: Tranh vẽ Hình 1 SGK và những tranh ảnh có liên quan đến bài học mà giáo viên và học sinh sưu tầm được.

Các thiết bị phục vụ giảng dạy (Máy chiếu, đĩa VCD...)

2. Hs: Đồ dùng học tập, đọc trước bài mới

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

2. Giảng bài mới:

Nêu VĐ: Sv khác với vật vô sinh ở những điểm nào? Sv và vật vô sinh đều đc cấu tạo từ các ntố hoá học nhưng do tp của các ntố ở sv khác với vật vô sinh nên sự tương tác giữa các nguyên tố hoá học trong cơ thể sống đã cho sv những đặc điểm mà vật vô sinh không có đc như: chuyển hoá vật chất, sinh trưởng và phát triển, sinh sản…

Hoạt động của thầy & trò

Nội dung

*Hoạt động 1: GV Cho học sinh Quan sát tranh

Hình 1 sách giáo khoa

-Gv: Em hãy nêu các cấp tổ chức của thế giới sống?

+ Giải thích khái niệm tế bào, mô, cơ quan, hệ cq...

+ Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống?

+ Tại sao nói tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.

+ Trong các cấp của thế giới sống cơ thể giữ vai trò quan trọng ntn?

+ Đặc điểm cấu tạo chung của các cơ thể sống? Virút có được coi là cơ thể sống?

- Hs nêu được:

+ Từ nguyên tử→ sinh quyển

+ Cơ thể sinh vật được cấu tạo từ 1 hay nhiều tế bào

+ Mọi hoạt động sống diễn ra ở tế bào.

-GV: NX, đánh giá và giúp hs hoàn thiện kiến thức

.- Giáo viên chia học sinh thành từng nhóm, mỗi nhóm 5 đến 6 học sinh cử trương nhóm điều hanh ghi chép, thư kí ghi chép

+ Treo tranh phóng to hình 1 SGK yêu cầu học sinh giải thích các khái niệm và lấy được ví dụ

*Hoạt động 2: tìm hiểu đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống

-Gv: Nguyên tắc thứ bậc là gì?

- Thế nào là đặc tính nổi trội? vd

- Đặc tính nổi trội do đâu mà có?

-Đặc tính nổi trội đặc trưng cho cơ thể sống là gì?

-Hs: trao đổi nhóm trả lời

-Gv: + nguyên tắc thứ bậc nghĩa là cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng nên cấp tổ chức cao hơn (Vd: mọi vật chất đều đc ctạo từ các nguyên tử; các nguyên tử lại đc cấu tạo từ hạt nhân nguyên tử và các lớp điện tử) nguyên tử ® phân tử → đại phân tử (prôtêin, các a.nucleic) → bào quan → tế bào…

+Tính nổi trội: đặc điểm này ko thể có đc ở cấp tc nhỏ hơn. Vd: từng tế bào thần kinh không có được đặc điểm của hệ thần kinh; Khi các phân tử hữu cơ như pr, a.nucleic, lipit và đg tương tác với nhau tạo nên cấu trúc tế bào thì tế bào có đc đặc điểm nổi trội của sự sống (khả năng tđc, st, s2, cảm ứng) mà các phân tử hữu cơ riêng biệt không có đc. Lưu ý: đặc điểm nổi trội có cả ở thế giới không sống.

-Gv: nêu vđ Cơ thể sống muốn tồn tại st, pt…thì phải như thế nào? Nếu TĐC Ko cân đối thì cơ thể sống làm như thế nào để giữ cân bằng? (uống rượu nhiều..)

- Gv: Hệ thống mở là gì?

- Hs: là một hệ thống luôn cần có sự tđổi vật chất và nl với mt.

- Gv: SV với môi trường có mối quan hệ như thế nào?

-Hs: ĐV lấy thức ăn, nc uống từ mt và thải chất cặn bã vào mt. Mt biến đổi (thiếu nc, thức ăn…) sv bị giảm sức sống dẫn đến tử vong. Sv phát triển làm số lượng tăng → mt bị phá huỷ.

-Gv: (bs) sự biến đổi của mt trực tiếp hay gián tiếp đều a/h đến hệ thống và cũng chính sự hđ của hệ thống lại a/h đến mt.

* Liên hệ: làm thế nào để sv có thể st, pt tốt nhất trong mt?

-Hs: trong cnuôi hay trồng trọt cần tạo đk thuận lợi về nơi ở, thức ăn cho sv pt.

-Gv (nêu vđ): Tại sao ăn uống ko hợp lí sẽ dẫn đến phát sinh các bệnh? Cơ quan nào trong cthể giữ vtrò chủ đạo trong điều hoà cb nội môi?

-Gv (gợi ý): nếu ăn quá nhiều thịt có thể bị bệnh gì? Ăn không đủ prôtêin có thể bị bệnh gì?

-Hs: + Trẻ em ăn nhiều thịt và không bổ sung rau quả dẫn đến béo phì trẻ em thiếu ăn dẫn đến suy dinh dưỡng.

+ Hệ thần kinh, hệ nội tiết điều hoà cân bằng nội môi.

-Gv: Nếu trong các cấp tổ chức sống ko tự điều chỉnh được cân bằng nội môi thì điều gì sẽ xảy ra? làm thế nào để tránh đc điều này?

-Hs: Cthể không tư điều chỉnh sẽ bị bệnh. luôn chú ý tới chế độ d2 hợp lí và các đk sống phù hợp.

-Gv: +Vì sao sự sống tiếp diễn liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác?

+Tại sao tất cả sv đều ctạo từ tế bào?

+Vì sao cây xương rồng khi sống trên sa mạc có nhiều gai nhọn? sv luôn phát sinh đặc điểm thích nghi.

+Do đâu sinh vật thích nghi với môi trường?

-Gv: Thế giới sống mặc dù rất đa dạng nhưng lại thống nhất với nhau về nhiều đặc điểm là do sự sống đc tiến hoá từ 1 tổ tiên chung. Sự sống tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin di truyền trên AND từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhờ đc kế thừa thông tin di truyền từ những sinh vật tổ tiên ban đầu nên các sinh vật trên trái đất đều có những đặc điểm chung. Tuy nhiên, sinh vật luôn có những cơ chế phát sinh các biến dị DT và sự thay đổi không ngừng của đk ngoại cảnh sẽ CL và giữ lại các dạng sống thích nghi với các mt khác nhau.

Từ 1 nguồn gốc chung bằng con đường PLTT dưới tdụng của CLTN, trải qua thời gian dài tạo nên sinh giới ngày nay.

I. Các cấp tổ chức của thế giới sống:

- Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ: phân tử→ bào quan→ tế bào→ mô → cơ quan→ hệ cơ quan→ cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái→ sinh quyển

- Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật

- Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã,hệ sinh thái.

*Lưu ý:

- Cấp tổ chức quan trọng vì nó biểu hiện đầy đủ các đặc tính của cơ thể sống.

- Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ 1 hay nhiều tế bào và các tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào.

* Khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái

II. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống:

1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc:

- Các tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.

Bào quan→ tế bào® mô→ cơ quan→cơ thể..

-Tính nổi trội: Được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành mà mỗi bộ phận cấu thành không thể có được.

2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh:

- Hệ thống mở: Giữa cơ thể và môi trường sống luôn có tác động qua lại qua quá trình trao đổi chất và năng lượng.

- Tự điều chỉnh: Các cơ thể sống luôn có khả năng tự điều chỉnh duy trì cân bằng động trong hệ thống (cân bằng nội môi) để giúp nó tồn tại, sinh trưởng, phát triển…

3) Thế giới sống liên tục tiến hoá:

- Sự sống tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin di truyền trên AND từ thế hệ này sang thế hệ khác.

-Thế giới sống có chung một nguồn gốc trải qua hàng triệu triệu năm tiến hoá tạo nên sự đa dạng và phong phú ngày nay của sinh giới

- Sinh giới vẫn tiếp tục tiến hoá.

Đánh giá bài viết
1 279
Sắp xếp theo

    Giáo án Sinh học lớp 10

    Xem thêm