Giáo án môn Sinh học lớp 11 bài 10

Giáo án môn Sinh học học lớp 11

Giáo án môn Sinh học lớp 11 bài 10: Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến quang hợp được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

  • Nêu được ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và quang phổ đến cường độ quang hợp.
  • Mô tả được mối phụ thuộc của cường độ quang hợp vào nồng độ CO2
  • Nêu được vai trò của nước đối với quang hợp.
  • Trình bày được ảnh hưởng của nhiệt độ đến cường độ quang hợp.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên: Giáo án, SGK, tranh vẽ hình 10.1, 10.2, 10.3, 10.4 và 10.5 SGK.

2. Học sinh: SGK, đọc trước bài học.

III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Ảnh hưởng của ánh sáng và nồng độ CO2 đến quan hợp, biện pháp tăng năng suất cây trồng.

IV. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.

1. Ổn định lớp: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ: So sánh quang hợp ở thực vật C4và CAM?

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy - trò

Nội dung kiến thức

GV: Cho quan sát hình 10.1, mục I.1, trả lời câu hỏi:

- Cường độ ánh sáng ảnh hưởng quang hợp ntn?

HS: Quan sát hình, nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi.

GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận.

GV: Cho HS nghiên cứu mục I.2, quan sát hình 9.2, 9.3, 9.4 trả lời câu hỏi:

- Pha tối ở thực vật C3 diễn ra ở đâu, chỉ rõ nguyên liệu, sản phẩm của pha tối?

HS: Nghiên cứu mục I.2, quan sát hình → trả lời câu hỏi.

GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận.

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu mục II, quan sát hình 10.3 → trả lời câu hỏi:

- Em có nhận xét gì về quan hệ giữa nồng độ CO2 và cường độ QH.

HS: Nghiên cứu mục II, quan sát hình → trả lời câu hỏi.

GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận.

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu mục III, trả lời câu hỏi:

- Vai trò của nước đối với QH?

HS: Nghiên cứu mục III → trả lời câu hỏi.

GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận.

GV: yêu cầu HS nghiên cứu mục IV, V, trả lời câu hỏi:

- Phân tích hình 10.4 và rút ra nhận xét về ảnh hưởng của nhiệt độ đến QH ở thực vật?

- Nêu được vai trò của muối khoáng ảnh hưởng ntn đến QH? Cho vd?

HS: Nghiên cứu mục IV, V → trả lời câu hỏi.

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu mục VI, trả lời câu hỏi:

- Ý nghĩa của việc trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo?

HS: Nghiên cứu mục VI → trả lời câu hỏi.

I. Ánh sáng:

a. Cường độ ánh sáng

- Điểm bù áng sáng: Cường độ AS tối thiểu để (QH) = cường độ hô hấp (HH).

- Điểm bảo hòa ánh sáng: Cường độ AS tối đa để cường độ quang hợp đạt cực đại.

- Khi nồng độ CO2 tăng, cường độ ánh sáng tăng → thì cường độ quang hợp cũng tăng.

b. Quang phổ ánh sáng:

- QH diễn ra mạnh ở vùng tia đỏ và tia xanh tím.

+ Tia xanh tím kích thích sự tổng hợp các aa, prôtêin

+ Tia đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat.

II. Nồng độ CO2:

- Nồng độ CO2 thấp nhất mà cây quang hợp được: 0.008-0.01%.

- Nồng độ CO2, lúc đầu cường độ quang hợp tăng tỉ lệ thuận sau đó tăng chậm chó đến trị số bảo hòa CO2, vượt qua trị số đó cường độ quang hợp giảm.

III. Nước.

- Cây thiếu nước đến 40-60% quang hợp giảm mạnh hoặc ngừng trệ.

- Khi thiếu nước cây chịu hạn có thể duy trì quang hợp ổn định hơn cây trung sinh và cây ưa ẩm.

IV. Nhiệt độ.

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp.

- Nhiệt độ cực đại hay cực tiểu đèu làm ngừng quang hợp.

V. Nguyên tố khoáng.

- Tham gia cấu thành enzim và diệplục.

- Điều tiết độ mở của khí khổng.

- Liên quan đến quang phân li nước.

VI. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo.

- Khắc phục điều kiện bất lợi của môi trường.

- Sản xuất rau sạch, nhân giống cây trồng.

Đánh giá bài viết
1 1.216
Sắp xếp theo

    Giáo án Sinh học lớp 11

    Xem thêm