Giáo án môn Sinh học lớp 11 bài 15

Giáo án môn Sinh học học lớp 11

Giáo án môn Sinh học lớp 11 bài 15: Tiêu hóa ở động vật được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

  • Nêu được sự tiến hóa về HTH ở động vật, từ tiêu hóa nội bào đến túi tiêu hóa và ống tiêu hóa.
  • Phân biệt được tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào.
  • Nêu được quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa và trong ống tiêu hóa.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

3. Thái độ: Ứng dụng kiến thức vào thực tiễn bảo vệ động vật và môi trường sống.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án, SGK, tranh vẽ hình 15.1, 15.2, 15.3,15.4, 15.5, 15.6. SGK.

2. Học sinh: SGK, đọc trước bài học.

III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Cấu trúc và hoạt động của các hệ thống tiêu hóa.

IV. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.

1. Ổn định lớp: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài thu hoạch ở bài trước.

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy - trò

Nội dung kiến thức

* Hoạt động 1: Tiêu hóa là gì?

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi:

- Đánh dấu x cho câu trả lời đúng về khái niệm tiêu hóa.

HS: Nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi.

GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận.

* Hoạt động 2: Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa

GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 15.1 trả lời câu hỏi:

- Đánh dấu x cho câu trả lời đúng về trình tự các giai đoạn của quá trình tiêu hóa nội bào.

HS: Nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi.

GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận.

* Hoạt động 3: Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa .

GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 15.2 trả lời câu hỏi:

- Hãy mô tả quá trình tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa.

- Tại sao trong túi tiêu hóa, thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào?

HS: Nghiên cứu SGK, quan sát hình → trả lời câu hỏi.

GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận.

* Hoạt động 4: Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa .

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 15.3 - 15.5 trả lời câu hỏi:

- Ống tiêu hóa của một số động vật như giun đất, châu chấu, chim có bộ phận nào khác vpis với ống tiêu hóa của người? Các bộ phận đó có chức năng gì?

- Hãy kể tên các bộ phận của ống tiêu hóa ở người?

HS: Nghiên cứu SGK, quan sát hình → trả lời câu hỏi.

GV: nhận xét, bổ sung → kết luận.

I. TIÊU HÓA LÀ GÌ?

- Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

- Tiêu hóa ở động vật gồm: tiêu hóa nội bào (không bào tiêu hóa) và tiêu hóa ngoại bào (túi tiêu hóa, ống tiêu hóa).

II. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT CHƯA CÓ CƠ QUAN TIÊU HÓA.

- Động vật: trùng roi, trùng giày, amip …

- Thức ăn được tiêu hóa nội bào.

- Quá trình tiêu hóa nội bào gồm 3 giai đoạn:

+ Hình thành không bào tiêu hóa.

+ Tiêu hóa chất dinh dưỡng phức tạp thành chất đơn giản.

+ Hấp thu chất dinh dưỡng đơn giản vào tế bào chất.

III. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT CÓ TÚI TIÊU HÓA.

- Động vật: Ruột khoang và giun dẹp.

- Cấu tạo túi tiêu hóa:

+ Hình túi và cấu tạo từ nhiều tế bào.

+ Túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất(hậu môn).

+ Trên thành túi có nhiều tế bào tuyến tiết enzim tiêu hóa vào lòng túi tiêu hóa.

- Ở túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào (hình 15.2)

IV. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT CÓ ỐNG TIÊU HÓA.

- Động vật: Động vật có xương sống và nhiều động vật không xương sống.

- Ống tiêu hóa được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau như: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn.

- Trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ hoạt động cơ học và nhờ tác dụng của dịch tiêu hóa.

Đánh giá bài viết
1 4.695
Sắp xếp theo

    Giáo án Sinh học lớp 11

    Xem thêm