Giáo án môn Sinh học lớp 11 bài 31

Giáo án môn Sinh học học lớp 11

Giáo án môn Sinh học lớp 11 bài 31: Tập tính của động vật được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

Kiến thức: + Nêu được một số tập tính học tập ở động vật.

Ứng dụng hiểu biết về tập tính của động vật trong thực tiễn.

Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

Thái độ: Bảo vệ động vật, tạo môi trường sống đa dạng cho sinh vật.

Tư duy: Tư duy lôgic, liên kết kiến thức.

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Giáo án, SGK, hình 32.1, 32.2 SGK phóng to.

Học sinh: SGK, đọc trước bài học.

III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Các hình thức học tập của động vật, ứng dụng của tập tính vào đời sống.

IV. TIẾN TRÌNHTỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp học: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

  • Phân biệt tập tính bẩm sinh với tập tính học được. Cho ví dụ.
  • Nêu cơ sở thần kinh của tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

3. Bài mới.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung ghi bảng

* Hoạt động 1: Một số hình thức học tập ở động vật.

GV: Ở động vật có những hình thức học tập nào?

HS: nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.

GV: nhận xét, bổ sung → kết luận

* Hoạt động 2: Tìm hiểu Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật

GV: Hãy nêu một số tập tính kiếm ăn, săn mồi ở động vật? Cho biết: Động vật rình mồi, vồ mồi, rượt đuổi mồi, giết con mồi… như thế nào?

HS: nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời.

GV: nhận xét, bổ sung → kết luận

GV: Động vật bảo vệ lãnh thổ như thế nào? Có ý nghĩa gì đối với đời sống động vật?

HS: nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời.

GV: nhận xét, bổ sung → kết luận

GV: Hãy nêu một số tập tính liên quan đến sinh sản ở động vật? Động vật ve vãn, dành con cái, giao hoan, làm tổ, ấp trứng, chăm sóc con non… như thế nào?

HS: nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời.

GV: nhận xét, bổ sung → kết luận

GV: Tại sao chim và cá di cư? Khi di cư chúng định hướng bằng cách nào?

HS: nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời. GV: nhận xét, bổ sung → kết luận

GV: Thế nào là tập tính xã hội? Tập tính xã hộ có ý nghĩa gì trong đời sống của động vật?

HS: nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất.

GV: Cho một số VD về ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất (giải trí, săn bắn, bảo về mùa màng..)

HS: nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi.

GV: nhận xét, bổ sung → kết luận

IV. MT S HÌNH THC HỌC TẬP Ở ĐNG VẬT.

- Quen nhờn

- In vết

- Điều kiện hóa: kiện hóa hành động, điều kiện hóa đáp ứng

- Học ngầm

- Học khôn

V. MT S DNG TP TÍNH PH BIN ĐNG VẬT.

1. Tập tính kiếm ăn

- Tác nhân kích thích: Hình ảnh, âm thanh, mùi phát ra từ con mồi.

- Chủ yếu là tập tính học được. Động vật có hệ thần kinh càng phát triển thì tập tính càng phức tạp.

2. Tập tính bảo vệ lãnh thổ

- Dùng chất tiết, phân hay nước tiểu đánh dấu lãnh thổ. Chiến đấu quyết liệt khi có đối tượng xâm nhập.

- Bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản.

3. Tập tính sinh sản.

- Tác nhân kích thích: Môi trường ngoài (thời tiết, âm thanh, ánh sáng, hay mùi do con vật khác giới tiết ra..) và môi trường trong (hoocmôn sinh dục).

- Ve vãn, tranh giành con cái, giao phối, chăm sóc con non.

- Tạo ra thế hệ sau, duy trì sự tồn tại của loài.

4. Tập tính di cư

- Định hướng nhờ vị trí mặt trăng, mặt trời, các vì sao, địa hình, từ trường, hướng dòng chảy.

- Tránh điều kiện môi trường không thuận lợi.

5. Tập tính xã hội.

Tập tính vị tha bao gồm:

- Tập tính thứ bậc.

- Tập tính vị tha.

VI. ỨNG DNG NHNG HIU BIT V TP TÍNH VÀO ĐI SNG VÀ SN XUT.

Con người huấn luyện động vật vào các mục đích khác nhau: Giải trí, săn bắn, bảo vệ mùa màng, chăn nuôi, an ninh quốc phòng.

Đánh giá bài viết
1 669
Sắp xếp theo

    Giáo án Sinh học lớp 11

    Xem thêm