Giáo án môn Sinh học lớp 6 bài 23

Giáo án môn Sinh học 6

Giáo án môn Sinh học lớp 6 bài 23: Tham quan thiên nhiên bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 6 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Xác định được nơi sống, sự phân bố của các nhóm TV chính.
  • Quan sát đặc điểm hình thái để nhận biết đại diện của một số ngành TV chính.
  • Củng cố và mở rộng kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của TV trong đk sống cụ thể.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát,thực hành. Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thế giới thực vật, đặc biệt là thực vật có ích.

II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm

III/ CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài

Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK

  • Dụng cụ đào đất.
  • Túi ni lông trắng.
  • Kẹp ép tiêu bản
  • Nhãn ghi tên cây.
  • Kẻ bảng.

IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp:Nắm sĩ số, nề nếp lớp.(1 Phút)

2. Kiểm tra bài cũ:(4 Phút)

GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS

3. Nội dung bài mới:

a/ Đặt vấn đề.

b/ Triển khai bài.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát nội dung tự chọn.

HS có thể tiến hành một trong 3 nội dung sau:

Quan sát biến dạng của rể, thân, lá.

Quan sát mối quan hệ giữa TV với TV, TV với ĐV.

Nhận xét về sự phân bố của TV trong khu vực tham quan.

Cách thực hiện:

a. Quan sát nhận xét mối quan hệ thực vật với thực vật, thực vật với động vật.

Quan sát hiện tượng cây mọc trên cây.

Quan sát hiện tượng cây bóp cổ.

Quan sát thực vật ký sinh: tầm gửi, tơ hồng.

Quan sát sự thụ phấn nhờ sâu bọ, chim làm tổ.

Nhận xét mối quan hệ giữa thực vật với thực vật và thực vật với động vật.

b. Nhận xét sự phân bố thực vật của thực vật trong khu vực tham quan.

Nhận xét loài thực vật nào nhiều, loài thực vật nào ít.

Số lượng thực vật hạt kín so với các ngành khác

Số lượng cây trồng so với cây dại.

c. Thu thập mẫu vật.

Lấy mẫu vật cho vào túi nilong.

Gồm các bộ phận:

+ Hoa hoặc quả.

+ Cành nhỏ đối với cây, các cây đối với cây nhỏ.

+ Dán nhãn, ghi tên cây.

Nhận dạng các loài thực vật, xếp chúng vào các nhóm.

Xác định tên cây quen thuộc.

Vị trí phân loại:

Lớp đối với thực vật hạt kín. Ngành: rêu, dương xỉ, hạt trần.

HS: Ghi chép ngắn gọn đặc điểm cơ bản nhất.

II. Quan sát nội dung tự chọn.

a. Quan sát nhận xét mối quan hệ thực vật với thực vật, thực vật với động vật.

b. Nhận xét sự phân bố thực vật của thực vật trong khu vực tham quan.

c. Thu thập mẫu vật.

Đánh giá bài viết
2 396
Sắp xếp theo

    Giáo án Sinh học lớp 6

    Xem thêm