Giáo án Sinh học 6 bài: Sự lớn lên và phân chia tế bào theo CV 5512

Giáo án môn Sinh học lớp 6 bài 7: Sự lớn lên và phân chia tế bào bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 6 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Sinh học 6 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết được tế bào lớn lên như thế nào? Tế bào phân chia như thế nào?

- Hiểu được ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào; ở thực vật chỉ có những tế bào mô phân sinh mới có khả năng phân chia.

2. Năng lực

Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung

Nâng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

- Năng lực số đông CNTT và TT

- Năng lực kiến thức sinh học

- Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

 

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.

2. Học sinh

- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Tế bào thực vật có cấu tạo như thế nào?

- Mô là gì? Kể tên một số loại mô thực vật.

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu (5’)

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

Cơ thể thực vật lớn lên do sự tăng số lượng tế bào qua quá trình phân chia và tăng kích thước của từng tế bào vậy bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu để biết rõ quá trình này.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

a) Mục tiêu:

- HS hiểu được tế bào lớn lên như thế nào? Tế bào phân chia như thế nào?

- Nêu ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào; ở thực vật chỉ có những tế bào mô phân sinh mới có khả năng phân chia.

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan

GV yêu cầu HS quan sát hình 8.1 SGK tr 27, nghiên cứu thông tin mục 1, trao đổi nhóm, trả lời câu hỏi:

 

 

 

1. Tế bào lớn lên như thế nào?

 

 

 

 

 

 

 

2. Nhờ đâu mà tế bào lớn lên?

- GV gợi ý:

+ Tế bào trưởng thành là tế bào không lớn thêm được nữa và có khả năng sinh sản.

+ Trên hình 8.1 khi tế bào lớn, phát hiện bộ phận nào tăng kích thước nhiều lên.

+ Màu vàng chỉ không bào.

- GV nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận.

 

- HS đọc thông tin, quan sát hình 8.1 SGK tr.27, trao đổi thảo luận ghi lại ý kiến sau khi đã thống nhất ra giấy -> đại diện 1, 2 HS nhóm trình bày  nhóm khác bổ sung cho hoàn chỉnh phần trả lời.

1. Tế bào non có kích thước nhỏ, sau đó to dần lên đến một kích thước nhất định ở tế bào trưởng thành. Vách tế bào, màng nguyên sinh chất, chất tế bào lớn lên. Không bào của tế bào non nhỏ, nhiều, của tế bào trưởng thành lớn, chứa đầy dịch tế bào.

2. Nhờ quá trình trao đổi chất tế bào lớn dần lên.

 

 

 

 

- HS ghi bài

 

1. Sự lớn lên của tế bào:

Tế bào non có kích thước nhỏ, lớn dần thành tế bào trưởng thành nhờ quá trình trao đổi chất.

- GV yêu cầu HS đọc to thông tin mục 1, quan sát hình 8.2.
- GV viết sơ đồ trình bày mối quan hệ giữa sự lớn lên và phân chia của TB:

 

 

Tế bào non TB

 

trưởng thành Tế

 

bào non mới.

 

- GV yêu cầu thảo luận nhóm theo 3 CH ở mục 6.

1. Tế bào phân chia như thế nào?

2. Các tế bào ở bộ phận nào có khả năng phân chia?

3. Các tế bào của thực vật như rễ, thân, lá lớn lên bằng cách nào?

 

 

 

- GV nhận xét, cho HS ghi bài

- GV đưa ra câu hỏi: Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật?

 

 

- HS đọc thông tin mục 1 SGK tr.28 kết hợp quan sát hình vẽ 8.2 SGK tr.28

- HS theo dõi sơ đồ trên bảng và phần trình bày của GV.

 

 

 

 

 

- HS thảo luận ghi vào giấy, đại diện trả lời đạt:

 

 

 

1. Như SGK tr.28

 

2. Tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia.

3. Sự lớn lên của các cơ quan của thực vật là do 2 quá trình phân chia tế bào và sự lớn lên của tế bào:

+ Tế bào ở mô phân sinh của rễ, thân, lá phân chia -> tế bào non

+ Tế bào non lớn lên -> tế bào trưởng thành.

- HS sửa chữa, ghi bài vào vở

- HS phải nêu được: Sự lớn lên và phân chia của tế bào giúp thực vật lớn lên (sinh trưởng và phát triển).

2. Sự phân chia của tế bào:

- Tế bào được sinh ra và lớn lên đến một kích thước nhất định sẽ phân chia thành 2 tế bào con, đó là sự phân bào.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quá trình phân bào: đầu tiên hình thành 2 nhân, sau đó chất tế bào phân chia, vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.

- Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia.

- Tế bào phân chia và lớn lên giúp cây sinh trưởng và phát triển.

 

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Ở những bộ phận sinh dưỡng, sau khi phân chia thì từ một tế bào mẹ sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con?

A. 2

B. 1

C. 4

D. 8

Câu 2. Cơ thể thực vật lớn lên chủ yếu tố nào dưới đây?

1. Sự hấp thụ và ứ đọng nước trong dịch tế bào theo thời gian.

2. Sự gia tăng số lượng tế bào qua quá trình phân chia.

3. Sự tăng kích thước của từng tế bào do trao đổi chất.

A. 1, 2, 3

B. 2, 3

C. 1, 3

D. 1, 2

Câu 3. Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với đời sống thực vật?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Giúp cây ức chế được các sâu bệnh gây hại

C. Giúp cây thích nghi tuyệt đối với điều kiện môi trường

D. Giúp cây sinh trưởng và phát triển

Câu 4. Hiện tượng nào dưới đây không phản ánh sự lớn lên và phân chia của tế bào thực vật?

A. Sự gia tăng diện tích bề mặt của một chiếc lá

B. Sự xẹp, phồng của các tế bào khí khổng

C. Sự tăng dần kích thước của một củ khoai lang

D. Sự vươn cao của thân cây tre

Câu 5. Ở cơ thể thực vật, loại mô nào bao gồm những tế bào chưa phân hóa và có khả năng phân chia mạnh mẽ?

A. Mô phân sinh

B. Mô bì

C. Mô dẫn

D. Mô tiết

Câu 6. Cho các diễn biến sau :

1. Hình thành vách ngăn giữa các tế bào con

2. Phân chia chất tế bào

3. Phân chia nhân

Sự phân chia tế bào thực vật diễn ra theo trình tự sớm muộn như thế nào?

A. 3 - 1 – 2

B. 2 - 3 – 1

C. 1 - 2 – 3

D. 3 - 2 - 1

Câu 7. Sự lớn lên của tế bào thực vật có liên quan mật thiết đến quá trình nào dưới đây?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Trao đổi chất

C. Sinh sản

D. Cảm ứng

Câu 8. Một tế bào lá tiến hành phân chia liên tiếp 4 lần. Hỏi sau quá trình này, số tế bào con được tạo thành là bao nhiêu?

A. 32 tế bào

B. 4 tế bào

C. 8 tế bào

D. 16 tế bào

Câu 9. Thành phần nào dưới đây tham gia vào quá trình phân bào ở thực vật?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Chất tế bào

C. Vách tế bào

D. Nhân

Câu 10. Phát biểu nào dưới đây về quá trình lớn lên và phân chia của tế bào thực vật là đúng?

A. Khi tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định thì sẽ xảy ra quá trình phân chia.

B. Sau mỗi lần phân chia, từ một tế bào mẹ sẽ tạo ra 3 tế bào con giống hệt mình.

C. Sự phân tách chất tế bào là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phân chia.

D. Phân chia tế bào không phải là nhân tố giúp thực vật sinh trưởng và phát triển.

Đáp án

1. A

2. B

3. D

4. B

5. A

6. D

7. B

8. D

9. A

10. A

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện: GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

(mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

- Tế bào ở bộ phận nào của cây có khả năng phân chia? Quá trình phân bào diễn ra như thế nào?

- Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật?

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

4. Hướng dẫn về nhà:

Học bài; Đọc phần Em có biết?

Chuẩn bị rễ cây đậu, nhãn, lúa.....Vẽ hình 9.3 vào vỡ.

Giáo án môn Sinh học 6

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Giải thích tế bào lớn lên như thế nào? Tế bào phân chia như thế nào?
  • Hiểu ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia của tế bào.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát hình vẽ, tìm tòi kiến thức

3. Thái độ: Yêu thích môn học

II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

  • Thảo luận
  • Vấn đáp tìm tòi

III/ CHUẨN BỊ:

  • GV: Tranh phóng to hình 8.1; 8.2 ở SGK
  • HS: Ôn lại khái niệm trao đổi chất ở cây

IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.(1 Phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)

  • Tế bào thực vật gồm những thành phần nào? Chức năng của từng thành phần?
  • Mô là gì? kể tên một số mô thực vật?

3. Nội dung bài mới:

a/ Đặt vấn đề.

Thực vật được cấu tạo bởi các tế bào cũng như ngôi nhà được xây bởi các viên gạch. Nhưng các ngôi nhà không thể tự lớn lên mà thực vật lại lớn lên được.

Cơ thể thực vật lớn lên do tăng số lượng tế bào qua quá trình phân chia và tăng kích thước của từng tế bào do sự lớn lên của tế bào.

b/ Triển khai bài.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt Động 1:

GV: Thực vật cấu tạo bởi tế bào, TV lớn lên do sự tăng số lượng tế bào qua quá trình phân chia.

Treo tranh 8.1, yêu cầu hs quan sát + đọc nội dung chú thích và thảo luận nhóm trả lời lệnh sgk?

HS: Thảo luận

Báo cáo + bổ sung

GV: Giải thích ý nghĩa của hiện tượng TĐC

Kết luận

Yêu cầu về nhà vẽ hình 8.1 vào vở

Hoạt Động 2:

GV: Treo tranh 8.2 và giới thiệu: Tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định thì chúng sẽ phân chia.

Quá trình phân chia diễn ra như thế nào?

HS: Lên chỉ vào hình trình bày. Em khác nhận xét, bổ sung

GV: Kết luận

Lưu ý trình tự các bước diễn ra của quá trình phân chia tế bào.

Tế bào ở bộ phận nào có khả năng phân chia?

HS: Trả lời

GV: Nhấn mạnh mô phân sinh

Các cơ quan của tế bào như: Rễ, thân, lá lớn lên bằng cách nào?

HS: Phát biểu

GV: Giải thích cơ chế:

Tế bào mô phân sinh của rễ, thân, lá phân chia -> tế bào non -> tế bào non lớn lên -> tế bào trưởng thành

GV: Sự lớn lên của các cơ quan TV là do hai quá trình phân chia TB và sự lớn lên của TB.

Sự lớn lên và phân chia có ý nghĩa gì đối với TV?

HS: giải thích

GV: Kết luận

Nhấn mạnh mối quan hệ: Tế bào -> cơ quan -> cơ thể

Yêu cầu về nhà vẽ hình 8.2 vào vở

I. Sự lớn lên của tế bào:

TB non có kích thước bé, nhờ quá trình trao đổi chất, TB lớn dần lên thành TB trưởng thành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Sự phân chia tế bào:

- Tế bào phân chia thành hai tế bào con theo trình tự sau:

+ Từ một nhân hình thành hai nhân

+ Chất tế bào phân chia

+ Hình thành vách tế bào ngăn đôi tế bào mẹ thành hai tế bào con.

- Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia

 

- Tế bào phân chia và lớn lên giúp TV sinh trưởng và phát triển.

 

---------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Giáo án Sinh học 6 bài: Sự lớn lên và phân chia tế bào theo CV 5512. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 6, Giải bài tập Sinh học 6, Giải VBT Sinh 6, Tài liệu học tập lớp 6.

Đánh giá bài viết
1 244
Sắp xếp theo

Giáo án Sinh học lớp 6

Xem thêm