Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Sinh học 7 bài 17: Một số giun đốt khác theo CV 5512

Giáo án môn Sinh học lớp 7 bài 17: Một số giun đốt khác bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 7 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án môn Sinh học 7 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức.

- Hiểu được đặc điểm cấu tạo và lối sống của một số loài giun đốt thường gặp như: giun đỏ, đỉa, rươi.

II. KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Kĩ thuật: Kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút.

Phương pháp: Dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi, trình bày 1 phút.

Giáo viên: Tranh 1 số giun đốt phóng to

Học sinh: Đọc trước bài.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Thu bài thực hành

2. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG HS

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

Gọi học sinh đọc thông tin đầu tiên trang 59.

? Qua thông tin rút ra nhận xét gì về ngành Giun đốt? (Ngành giun đốt rất đa dạng và phong phú). Vậy sự đa dạng và phong phú đó thể hiện như thế nào? Giữa chúng có đặc điểm gì chung? Ta vào nội dung bài hôm nay

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: đặc điểm cấu tạo và lối sống của một số loài giun đốt thường gặp như: giun đỏ, đỉa, rươi.

a) Mục tiêu: Sự đa dạng môi trường sống

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

1: Tìm hiểu một số giun đốt thường gặp. (30’)

- GV cho HS quan sát tranh vẽ giun đỏ, đỉa, rươi, vắt, róm biển.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.59. Trao đổi nhóm hoàn thành bảng 1.

- GV kẻ sẵn bảng 1 để HS chữa bài.

- GV gọi nhiều nhóm lên chữa bài

- GV treo bảng kiến thức chuẩn→ HS theo dõi

- Cá nhân tự quan sát tranh đọc các thông tin SGK ghi nhớ kiến thức trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến và hoàn thành nội dung bảng 1.

Yêu cầu.

+ Chỉ ra được lối sống của các đại diện giun đốt.

+ 1 số cấu tạo phối hợp với lối sống.

- Đại diện nhóm lên ghi kết quả ở từng nội dung

- HS theo dõi và tự sửa chữa.

I. Một số giun đốt thường gặp.

Bảng 1: Đa dạng của ngành giun đốt

STT

Đa dạng

Đại diện

Môi trường sống

Lối sống

1

Giun đất

Đất ẩm

Chui rúc, tự do.

2

Đỉa

Nước ngọt, mặn, lợ

Kí sinh ngoài

3

Rươi

Nước lợ

Tự do

4

Giun đỏ

Nước ngọt

Định cư

5

Vắt

Đất, lá cây

Tự do

6

Róm biển

Nước mặn

Tự do

- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận về sự đa dạng của giun đốt về số loài, lối sống, môi trường sống.

- HS rút ra kết luận

* Kết luận.

- Giun đốt có nhiều loài: Vắt đỉa, róm biển, giun đỏ.

- Sống ở các môi trường đất ẩm, nước, lá cây.

- Giun đốt có thể sống tự do định cư hay chui rúc

- GV cho HS quan sát tranh hình đại diện của ngành, nghiên cứu thông tin SGK trao đổi nhóm để hoàn thành bảng 2 SGK .

- GV yêu cầu HS rút ra kết luận từ những đặc điểm chung của ngành giun đốt.

- GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận.

- Đại diện một số nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét bổ sung.

II. Vai trò

+ Lợi ích: Làm thức ăn cho người và động vật, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và màu mỡ.

+ Tác hại: Hút máu người và động vật -> gây bệnh.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 1. Đặc điểm nhận dạng đơn giản nhất của các đại diện ngành Giun đốt là

A. hô hấp qua mang.

B. cơ thể thuôn dài và phân đốt.

C. hệ thần kinh và giác quan kém phát triển.

D. di chuyển bằng chi bên.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây về đỉa là sai?

A. Ruột tịt cực kì phát triển.

B. Bơi kiểu lượn sóng.

C. Sống trong môi trường nước lợ.

D. Có đời sống kí sinh toàn phần.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây về rươi là đúng?

A. Cơ thể phân đốt và chi bên có tơ.

B. Sống trong môi trường nước mặn.

C. Cơ quan cảm giác kém phát triển.

D. Có đời sống bán kí sinh gây hại cho người và động vật.

Câu 4. Đặc điểm nào sau đây giúp đỉa thích nghi với lối sống kí sinh?

A. Các tơ chi tiêu giảm.

B. Các manh tràng phát triển để chứa máu.

C. Giác bám phát triển.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 5. Rươi di chuyển bằng

A. giác bám.

B. hệ cơ thành cơ thể.

C. chi bên.

D. tơ chi bên.

Câu 6. Nhóm nào dưới đây gồm toàn những đại diện của ngành Giun đốt?

A. Rươi, giun móc câu, sá sùng, vắt, giun chỉ.

B. Giun đỏ, giun chỉ, sá sùng, đỉa, giun đũa.

C. Rươi, giun đất, sá sùng, vắt, giun đỏ.

D. Giun móc câu, bông thùa, đỉa, giun kim, vắt.

Câu 7. Đặc điểm nào ở đỉa giúp chúng thích nghi với lối sống bán kí sinh?

A. Các sợi tơ tiêu giảm.

B. Ống tiêu hóa phát triển các manh tràng để chứa máu.

C. Giác bám phát triển để bám vào vật chủ.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 8. Sá sùng sống trong môi trường

A. nước ngọt

B. nước mặn.

C. nước lợ.

D. đất ẩm.

Câu 9. Trong số các đặc điểm sau, đặc điểm có ở các đại diện của ngành Giun đốt là

1. Cơ thể phân đốt.

2. Có xoang cơ thể.

3. Bắt đầu có hệ tuần hoàn.

4. Hô hấp qua da hoặc mang.

Số phương án đúng là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 10. Giun đốt có khoảng trên

A. 9000 loài.

B. 10000 loài.

C. 11000 loài.

D. 12000 loài.

Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

B

A

D

D

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

C

D

B

D

A

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

a. Mục tiêu:

Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung

Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

(mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

a/ đặc điểm chung của ngành Giun đốt.

b/ Để giúp nhận biết các đại diện của ngành giun đốt ở thiên nhiên cần dựa vào đặc điểm cơ bản nào ?

c/ Hãy kể thêm tên, đặc điểm cấu tạo, lối sống của một loài giun đốt khác gặp ở địa phương.

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.

- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.

- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

1. Cơ thể phân đốt, có thể xoang, ống tiêu hóa phân hóa, bắt đầu có hệ tuần hoàn, di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể, hô hấp qua da hay mang.

2. Cơ thể phân đốt, có thể xoang, ống tiêu hóa phân hóa, bắt đầu có hệ tuần hoàn, di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể, hô hấp qua da hay mang.

3. Giun ống, giun ít tơ ở ao hồ, đỉa, giun đỏ, bông thùa, giun mang trùm, rươi (ở vùng nước lợ), vắt (ở rừng)...

Giáo án môn Sinh học 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ và nội dung tích hợp

a. Kiến thức: Hs xác định được

  • Chỉ ra được một số đặc điểm của các đại diện giun đốt phù hợp với lối sống.
  • Hs nêu được đặc điểm chung của ngành giun đốt và vai trò của giun đốt.

b. Kỹ năng: Có kỹ năng quan sát hình vẽ, nhận biết kiến thức.

c. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật.

d. Tích hợp: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ động thực vật.

2. Các kĩ năng sống cơ bản.

  • Kĩ năng tự nhận thức.
  • Kĩ năng giao tiếp.
  • Kĩ năng lắng nghe tích cực.
  • Kĩ năng hợp tác.
  • Kĩ năng tư duy sáng tạo.
  • Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông.
  • Kĩ năng kiên định
  • Kĩ năng giải quyết vấn đề.
  • Kĩ năng quản lí thời gian.
  • Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
  1. 3. Các phương pháp dạy học tích cực
  • Phương pháp dạy học theo nhóm.
  • Phương pháp giải quyết vấn đề.
  • Phương pháp trò chơi
  • Phương pháp đóng vai.
  • Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình.

II. Tổ chức hoạt động dạy học

1. Chuẩn bị đồ dùng dạy học

*.GV: Tranh phóng to hình 17.1, 17.2, 17.3/sgk.

*.HS: Kẻ bảng 1, 2 vào vở

2. Phương án dạy học: Một số giun đốt thường gặp

III. Hoạt động dạy và học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Thu bài báo cáo thu hoạch.

3. Khám phá

- Giun đốt có khoảng 9000 loài sống ở các môi trường khác nhau, nhưng chúng vẫn có một số đặc điểm chung.

* Hoạt động 1: Tìm hiểu một số giun đốt thường gặp.

Mục tiêu: Thông qua các đại diện thấy được sự đa dạng của giun đốt.

Tiến hành:

Gv treo tranh một số đại diện của giun đốt .

Yêu cầu Hs đọc thông tin sgk hoàn thành bảng 1.

Gv treo bảng phụ, y/cầu đại diện các nhóm lên ghi

Gv y/cầu Hs rút ra kết luận

- Nhận xét về sự đa dạng của giun đốt?

Hs q/sát tranh đọc thông tin →ghi nhớ kiến thức

Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm & nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Trao đổi nhóm →hoàn thành bảng.

Đại diện một số nhóm lên ghi kết quả từng nội dung.

Nhóm khác theo dõi, nhận xét & bổ sung.

Tiểu kết

- Giun đốt có nhiều loài: vắt, đỉa, róm biển…

- Sống ở nhiều môi trường khác nhau: đất ẩm, nước, lá cây…

-Giun đốt sống định cư, tự do hay chui rúc…

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 7 bài 17: Một số giun đốt khác theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Câu hỏi trong bài
Đánh giá bài viết
1 447
Sắp xếp theo

    Giáo án Sinh học lớp 7

    Xem thêm