Giáo án môn Sinh học 7 bài 50: Sự đa dạng của lớp thú - Bộ thú huyệt và bộ thú túi theo CV 5512

Giáo án môn Sinh học lớp 7 bài 50: Sự đa dạng của lớp thú bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 7 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án môn Sinh học 7 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

Kiến thức:

- HS nêu được sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở số loài, số bộ, tập tính của chúng.

- Giải thích được sự thích nghi về hình thái cấu tạo với những điều kiện sống khác nhau.

II. KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

1. Kĩ thuật: Kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút.

2. Phương pháp: Dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi, biểu đạt sáng tạo, trình bày 1 phút.

3. Giáo viên:

- Tranh phóng to H48.1-2 SGK

- Tranh ảnh về đời sống của thú mỏ vịt và thú có túi

4. Học sinh: Kẻ bảng SGK tr.157 vào vở.

III. TIẾN TRÌNH:

1. Kiểm tra: (4’)

- Nêu cấu tạo trong của Thỏ?

2. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG HS

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

Giáo viên cho học sinh kể tên một số thú mà em biết,  Giáo viên gợi ý thêm rất nhiều loài thú khác sống ở mọi nơi

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

a) Mục tiêu

Giải thích được sự thích nghi về hình thái cấu tạo với những điều kiện sống khác nhau.

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

1: Tìm hiểu sự đa dạng của thú. (10’)

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK tr.156 Trả lời câu hỏi:

+ Sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở đặc điểm nào ?

+ Người ta chia lớp thú dựa trên đặc điểm cơ bản nào ?

- GV nhận xét và bổ sung thêm

+ Nêu một số bộ thú: Bộ ăn thịt, bộ guốc chẵn, lẻ…

- HS tự đọc thông tin SGK và theo dõi sơ đồ các bộ thú trả lời câu hỏi

- Yêu cầu nêu được …

- Đại diện 1-3 nhóm HS trả lời lớp nhận xét bổ sung.

I. Sự đa dạng của lớp thú

- Lớp thú có số lượng loài lớn khoảng 4600 loài, chia làm 26 bộ.

- Môi trường sống đa dạng: trên cạn, dưới nước, trên không, vùng cực...

- Phân chia lớp thú dựa trên đặc điểm sinh sản, bộ răng, chi…

2: Bộ thú huyệt - Bộ thú túi. (25’)

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK tr.156 hoàn thành bảng trong vở bài tập.

- GV kẻ lên bảng để lần lượt HS lên điền

- GV chữa bằng cách thông báo đúng, sai

- GV treo bảng kiến thức chuẩn

- GV yêu cầu HS tiếp tục TL :
+ Tại sao thú mỏ vịt đẻ trứng mà vẫn xếp vào lớp thú.?

+ Tại sao thú mỏ vịt con không bú sữa mẹ như mèo con và chó con?

+ Thú mỏ vịt có cấu tạo thích nghi với đời sống bơi lội?

+ Kanguru có cấu tạo như thế nào phù hợp với lối sống chạy nhảy trên đồng cỏ?

+ Tại sao kanguru phải nuôi con trong túi ấp của thú mẹ?

- GV cho thảo luận toàn lớp và nhận xét

- GV yêu cầu HS tự rút ra KL.

* THGDMT, BĐKH: Với tình hình trái đang ngày càng nóng lên, môi trường đang ô nhiễm nặng, các loại động vật quý hiếm đang dần bị tuyệt chủng. Chung ta cần làm gì để bảo vệ các loài động vật?

- Cá nhân HS đọc thông tin và quan sát hình tranh ảnh mang theo về thú huyệt và thú túi hoàn thành bảng

- Một vài HS lên bảng điền nội dung

- Cá nhân xem lại thông tin SGK và bảng so sánh mới hoàn thành trao đổi nhóm

- Yêu cầu nêu được:
+ Nuôi con bằng sữa

+ Thú mẹ chưa có núm vú

+ Chân có màng bơi

+ 2 chân sau to khỏe.

+ Con non chưa phát triển đầy đủ

- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung.

- Bảo vệ các loài động vật hoang dã bằng cách không sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã, có ý thức cùng cộng đồng ngăn chặn những hành vi săn, bắt, buôn bán động vật hoang dã.

II. Bộ thú huyệt - Bộ thú túi

- Thú mỏ vịt

+ Có lông mao dày, chân có màng.

+ Đẻ trứng chưa có núm vú, nuôi con bằng sữa.

- Kanguru:
+ Chi sau dài khỏe, đuôi dài

+ Đẻ con rất nhỏ, thú mẹ có núm vú

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Bộ Thú huyệt có đại diện là thú mỏ vịt sống ở châu Đại Dương, có mỏ giống mỏ vịt, sống vừa ở …(1)…, vừa ở cạn và …(2)….

A. (1): nước ngọt; (2): đẻ trứng

B. (1): nước mặn; (2): đẻ trứng

C. (1): nước lợ; (2): đẻ con

D. (1): nước mặn; (2): đẻ con

Câu 2: Phát biểu nào dưới đây về thú mỏ vịt là sai?

A. Chân có màng bơi.

B. Mỏ dẹp.

C. Không có lông.

D. Con cái có tuyến sữa.

Câu 3: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Kanguru có …(1)… lớn khỏe, …(2)… to, dài để giữ thăng bằng khi nhảy.

A. (1): chi trước; (2): đuôi

B. (1): chi sau; (2): đuôi

C. (1): chi sau; (2): chi trước

D. (1): chi trước; (2): chi sau

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây về kanguru là đúng?

A. Con non bú sữa chủ động trong lỗ sinh dục.

B. Có chi sau và đuôi to khỏe.

C. Con cái có vú nhưng chưa có tuyến sữa.

D. Vừa sống ở nước ngọt, vừa sống ở trên cạn.

Câu 5: Hiện nay, lớp Thú có khoảng bao nhiêu loài?

A. 1600. B. 2600. C. 3600. D. 4600.

Câu 6: Vận tốc nhảy của kanguru là bao nhiêu?

A. 20 – 30 km/giờ.

B. 30 – 40 km/giờ.

C. 40 – 50 km/giờ.

D. 50 – 60 km/giờ.

Câu 7: Các chi của kanguru thích nghi như thế nào với đời sống ở đồng cỏ?

A. Hai chân sau rất khoẻ, di chuyển theo lối nhảy.

B. Hai chi trước rất phát triển, di chuyển theo kiểu đi, chạy trên cạn.

C. Di chuyển theo lối nhảy bằng cách phối hợp cả 4 chi.

D. Hai chi trước rất yếu, di chuyển theo kiểu nhảy.

Câu 8: Phát biểu nào dưới đây về kanguru là sai?

A. Chi sau và đuôi to khỏe.

B. Con cái có tuyến sữa nhưng chưa có vú.

C. Sống ở đồng cỏ châu Đại Dương.

D. Con sơ sinh sống trong túi da ở bụng mẹ.

Câu 9: Thú mỏ vịt thường làm tổ ấp trứng

A. ở trong cát.

B. bằng lông nhổ ra từ quanh vú.

C. bằng đất khô.

D. bằng lá cây mục.

Câu 10: Động vật nào dưới đây đẻ trứng?

A. Thú mỏ vịt.

B. Thỏ hoang.

C. Kanguru.

D. Chuột cống.

Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

C

B

B

D

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

C

A

B

D

A

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

a. Mục tiêu:

Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung

Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

- Hãy so sánh cấu tạo và tập tính của thú mỏ vịt và kanguru thích nghi với đời sống của chúng

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.

- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.

- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

So sánh đặc điểm đời sống và tập tính giữa thú mỏ vịt và kanguru

Loài

Nơi sống

Cấu tạo chi Sự di chuyển

Sinh sản

Con sơ sinh

Bộ phận tiết sữa

Cách cho con bú

Thú mỏ vịt

Nước ngọt và ở cạn

Chi có màng bơi

Đi trên cạn và bơi trong nước

Đẻ trứng

Bình thường

Không có vú chỉ có tuyến sữa

Liếm sữa trên lông thú mẹ, uống nước hòa tan sữa mẹ

Kaguru

Đồng cỏ

Chi sau lớn khỏe

Nhảy

Đẻ con

Rất nhỏ

Có vú

Ngoạm chặt lấy vú, bú thụ động

Giáo án môn Sinh học 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ và nội dung tích hợp

a. Kiến thức: HS nêu được sự đa dạng của lớp thú thể hiện, giải thích được sự thích nghi về hình thái cấu tạo với những điều kiện sống khác nhau.

b. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát hình, so sánh, hoạt động nhóm, tư duy.

c. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập yêu thích môn học.

d. Tích hợp: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ động thực vật.

2. Các kĩ năng sống cơ bản.

  • Kĩ năng tự nhận thức.
  • Kĩ năng giao tiếp.
  • Kĩ năng lắng nghe tích cực.
  • Kĩ năng hợp tác.
  • Kĩ năng tư duy sáng tạo.
  • Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

3. Các phương pháp dạy học tích cực

  • Phương pháp dạy học theo nhóm.
  • Phương pháp giải quyết vấn đề.
  • Phương pháp trực quan.

II. Tổ chức hoạt động dạy học

1. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

  • Tranh H48.1,2, sơ đồ.
  • Sưu tầm tranh ảnh về đời sống của thú mỏ vịt và thú có túi.
  • Sơ đồ bộ thú.

2. Phương án dạy học:

  • Bộ thú huyệt.
  • Bộ thú túi.

3. Hoạt động dạy và học

*Ổn định lớp

*Bài cũ

1)Nêu đặc điểm cấu tạo hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thỏ thể hiện sự hoàn thiện so với các lớp ĐVCXS trước đó?

2) Miêu tả tác dụng của cơ hoành/147/155

Hoạt động khởi động

Lớp thú có những đặc điểm cơ bản nào? Để phân chia lớp thú người ta dựa vào đâu?

Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chứng minh sự đa dạng của lớp thú .

Mục tiêu:Thấy được sự đa dạng của lớp thú, đặc điểm cơ bản để phân chia lớp thú.

Tiến hành:

- Giáo viên chuyn giao nhiệm vụ cho cả lớp:

Yêu cầu HS nghiên cứu sgk/156 trả lời câu hỏi: ? Sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở đđ nào?

- Người ta chia lớp thú dựa trên những đđ cơ bản nào?

GV nhận xét bổ sung: ngoài p/c dựa đđ sinh sản còn dựa vào đời sống, chi và bộ răng.

Yêu cầu HS rút ra kết luận.

- Giáo viên: nhận xét, tổng hợp ý kiến của học sinh và chính xác hóa kiến thức.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm thú mỏ vịt (bộ thú huyệt)

öMục tiêu: Thấy được cấu tạo thích nghi với đời sống của bộ thú huyệt và bộ thú túi. Đặc điểm sinh sản hai bộ.

öTiến hành:

- Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho cặp đôi:

GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, chú thích H48.1/156→hoàn thành bảng phần thú mỏ vịt vào vở

GV đưa bảng phụ HS lần lượt lên điền.

GV nhận xét, đưa đáp án đúng.

- Từ bảng yêu cầu HS tìm những đđ cấu tạo của thú mỏ vịt thích nghi điều kiện sống?

- Tại sao TMV đẻ trứng lại xếp vào lớp thú?

- Tại sao TMV con không bú sữa như chó con?

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Giáo viên nhận xét quá trình thảo luận các cặp đôi và chính xác hóa kiến thức.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu đđ cấu tạo bộ thú túi (kanguru)

- Giáo viên chuyn giao nhiệm vụ cho các nhóm:

Cho HS ng/c thông tin/157, hoàn thành bảng phần Kanguru)

GV đưa bảng → HS ghi ý kiến của mình vào bảng.

GV nhận xét.

Y/c HS rút kết luận:

- Kanguru có đđ cấu tạo như thế nào để thích nghi với đời sống chạy nhảy trên đồng cỏ?

- Tại sao Kanguru lại nuôi con trong túi ấp của thú mẹ?

Liên hệ thực tế: túi ấp→chế tạo cho người

- Từ bảng, yêu cầu HS so sánh sự sai khác giữa thú mỏ vịt và kanguru?

- GV nhận xét, sửa sai.

Kanguru tự vệ.

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Giáo viên nhận xét quá trình thảo luận các nhóm và chính xác hóa kiến thức.

I.Sự đa dạng của lớp thú:

-Học sinh hoạt động cá nhân.

- Học sinh độc lập suy nghĩ để thực hiện nhiệm vụ:

HS tự đọc thông tin/156, theo dõi sơ đồ, trả lời câu hỏi.

Đại diện 1 đến 3 HS trả lời, lớp nhận xét.

Tiểu kết

- Lớp thú có số lượng rất lớn, sống ở khắp nơi.

- Phân chia lớp thú dựa vào đđ sinh sản, bộ răng, chi,…….

II Bộ thú huyệt (Thú mỏ vịt)

- Các cặp đôi tiếp nhận nhiệm vụ:

- Thực hiện nhiệm vụ học tập: Cặp đôi trao đổi, thảo luận để hoàn thành phiếu học tập.

- Báo cáo kết quả: Cặp đôi cử đại diện báo cáo kết quả trước lớp. Mời nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.

+HS lên điền vào bảng phụ.

HS tự rút kết luận

Tiểu kết:

- Sống vừa ở nước ngọt, vừa ở cạn.

- Có lông mao dày, xốp.

- Chân có màng bơi

- Đẻ trứng, thú mẹ chưa có núm vú

- Con sơ sinh liếm sữa do thú mẹ tiết ra.

III Bộ thú túi (kanguru)

KANGURU

-Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ học tập và thực hiện nhiệm vụ:

HS suy nghĩ lựa chọn thông tin, quan sát hình→thảo luận hình thành bảng

Một vài HS phát biểu→ lớp bổ sung

HS lần lượt điền vào bảng

HS khác nhận xét bổ sung

HS tự rút ra KL

Tiểu kết

- Sống ở đồng cỏ

- Chi sau dài, khoẻ

- Đẻ con, con sơ sinh rất nhỏ được nuôi trong túi ấp ở bụng mẹ, bú sữa thụ động.

- Thú mẹ có núm vú

*HS đọc KL chung SGK

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 7 bài 50: Sự đa dạng của lớp thú - Bộ thú huyệt và bộ thú túi theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Đánh giá bài viết
5 972
Sắp xếp theo

    Giáo án Sinh học lớp 7

    Xem thêm