Giáo án môn Sinh học lớp 7 bài 63

Giáo án môn Sinh học 7

Giáo án môn Sinh học lớp 7 bài 63: Đa dạng sinh học bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 7 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ và nội dung tích hợp

a. Kiến thức

  • Học sinh thấy được sự đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa cao hơn ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng là do khí hậu phù hợp với mọi loài sinh vật.
  • Học sinh chỉ ra được những lợi ích của đa dạng sinh học trong đời sống, nguy cơ suy giảm và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.

b. Kĩ năng

  • Kĩ năng phân tích, tổng hợp, suy luận.
  • Kĩ năng hoạt động nhóm.

c. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên đất nước.

d. Tích hợp: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ động thực vật.

2. Các kĩ năng sống cơ bản.

  • Kĩ năng tự nhận thức.
  • Kĩ năng giao tiếp.
  • Kĩ năng lắng nghe tích cực.
  • Kĩ năng hợp tác.
  • Kĩ năng tư duy sáng tạo.
  • Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
  • Kĩ năng kiểm soát cảm xúc.

3. Các phương pháp dạy học tích cực

  • Phương pháp dạy học theo nhóm.
  • Phương pháp giải quyết vấn đề.
  • Phương pháp trực quan.
  • Phương pháp thực hành.

II. Tổ chức hoạt động dạy học

1. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

GV: Tranh, ảnh, phim về động vật ở các vùng miền. Tư liệu về đa dạng sinh học.

HS: Tranh, ảnh, phim về động vật ở các vùng miền.

2. Phương án dạy học:

  • Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa
  • Những lợi ích của đa dạng sinh học
  • Nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học và việc bảo vệ đa dạng sinh học

3. Hoạt động dạy và học

Hoạt động khởi động

Ổn định tổ chức Kiểm tra sĩ số.

Kiểm tra bài cũ

- Sự đa dạng của động vật ở môi trường đới lạnh và đới nóng?

Hoạt động hình thành kiến thức:

VB: Sự đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa khác với các môi trường khác như thế nào?

Hoạt động 1: Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK nội dung bảng 189, theo dõi ví dụ trong một ao thả cá.

VD: nhiều loài cá sống trong ao, có loài kiếm ăn ở tầng nước mặt (cá mè…) một số loài kiếm ăn ở tầng đáy (trạch, cá quả…) một số sống ở đáy bùn (lươn…). Thảo luận và trả lời:

- Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa thể hiện như thế nào?

- Vì sao trên đồng ruộng gặp 7 loài rắn cùng sống mà không hề cạnh tranh với nhau?

- Vì sao nhiều loài cá lại sống được trong cùng một ao?

- Tại sao số lượng loài phân bố một nơi lại có thể rất nhiều?

- GV đánh giá ý kiến của các nhóm.

- Vì sao số lượng loài động vật ở môi trường nhiệt đới nhiều hơn so với đới nóng và đới lạnh?

- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận.

- GV lưu ý: Do động vật thích nghi được với khí hậu ổn định.

I. Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa

- Cá nhân tự đọc thông tin trong bảng ghi nhớ kiến thức về các loài rắn.

- Chú ý các tầng nước khác nhau trong ao.

- Thảo luận thống nhất ý kiến hoàn thành câu trả lời.

- Yêu cầu nêu được:

+ Đa dạng thể hiện ở số loài rất nhiều.

+ Các loài cùng sống tận dụng được nguồn thức ăn.

+ Chuyên hoá, thích nghi với điều kiện sống.

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Kết luận:

- Sự đa dạng sinh học của động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa rất phong phú.

- Số lượng loài nhiều do chúng thích nghi với điều kiện sống.

Đánh giá bài viết
1 364
Sắp xếp theo

    Giáo án Sinh học lớp 7

    Xem thêm