Giáo án môn Sinh học 7 bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang theo CV 5512

Giáo án môn Sinh học lớp 7 bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 7 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Sinh học 7 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS hiểu được ruột khoang chủ yếu sống ở biển rất đa dạng về loài và về số lượng cá thể nhất là ở biển nhiệt đới.

- HS nhận biết được cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống bơi lội tự do ở biển

- HS giải thích được cấu tạo của hải quỳ và san hô thích nghi với lối sống bám cố định ở biển.

2. Năng lực

Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung

Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

- Năng lực kiến thức sinh học

- Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Tranh vẽ cấu tạo sứa, hải quỳ, san hô.

- Bảng phụ.

2. Học sinh:

- Đọc trước bài.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra (4’)

- Thủy tức sinh sản như thế nào ? Mô tả bằng lời 2 cách di chuyển?

2. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG HS

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

Ruột khoang có khoảng 10.000 loài sống chủ yếu ở nước mặn một số ít sống ở nước ngọt như thuỷ tức. Ruột khoang rất đa dạng. Vậy sự đa dạng đó thể hiện ở cấu tạo, lối sống tổ chức cơ thể, di chuyển. Ta Đặt vấn đề vào bài mới hôm nay:

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

a) Mục tiêu:

- ruột khoang chủ yếu sống ở biển rất đa dạng về loài và về số lượng cá thể nhất là ở biển nhiệt đới.

- cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống bơi lội tự do ở biển

- cấu tạo của hải quỳ và san hô thích nghi với lối sống bám cố định ở biển.

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

1: Tìm hiểu đặc điểm của sứa. (12’)

- GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu thông tin trong bài quan sát tranh H9.1 SGK/33-34 trao đổi nhóm hoàn

- Đặc điểm cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống di chuyển tự do như thế nào?

- GV thông báo kết quả của các nhóm.

- GV cho HS theo dõi kiến thức chuẩn.

- Cá nhân theo dõi nội dung trong phiếu tự nghiên cứu SGk ghi nhớ kiến thức.

- HS trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời,

- Yêu cầu nêu được:

+ Hình dạng đặc biệt của sứa

+ Cấu tạo: đặc điểm của tầng keo, khoang tiêu hoá.

+ Di chuyển có liên quan đến cấu tạo cơ thể.

+ Lối sống: Đặc biệt là tập đoàn lớn như san hô

- Đại diện các nhóm ghi kết quả từng nội dung vào phiếu học tập. Các nhóm khác theo dõi bổ sung.

- HS các nhóm theo dõi tự sửa chữa nếu cần.

I. Sứa.

- Cơ thể sứa hình dù. Có cấu tạo thích nghi với lối sống bơi lội: Miệng ở dưới, di chuyển bằng co bóp dù, tự vệ bằng tế bào gai.

2: Tìm hiểu Cấu tạo của hải quỳ. (10’)

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong bài quan sát tranh H9.2 SGK/34 trả lời câu hỏi:

- Nêu cấu tạo của hải quỳ?

- Đặc điểm cấu tạo của hải quỳ thích nghi với lối sống bám?

- Hải quỳ bắt mồi như thế nào?

- GV NX, GT.

- Cá nhân theo dõi nội dung trong SGK ghi nhớ kiến thức.

- Yêu cầu nêu được:

+ Hình dạng đặc biệt của hải quỳ

+ Cấu tạo: đặc điểm của đế, miệng, khoang tiêu hoá.

+ Lối sống: bám.

- HS cá nhân theo dõi tự sửa chữa nếu cần.

II. Hải quỳ:

- Cơ thể hải quỳ hình trụ, có cấu tạo thích nghi với lối sống bám: có đế bám, miệng ở phía trên. Sống đơn độc.

3: Tìm hiểu Cấu tạo của san hô. (13’)

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong bài quan sát tranh H9.3 SGK/34 trả lời câu hỏi:

- Nêu cấu tạo của san hô?

- Đặc điểm cấu tạo của san hô thích nghi với lối sống cố định?

- San hô bắt mồi như thế nào?.

- GV NX, GT.

- GV cho HS theo dõi kiến thức chuẩn.

- Cá nhân theo dõi nội dung trong SGK ghi nhớ kiến thức.

- Yêu cầu nêu được:

+ Hình dạng đặc biệt của san hô.

+ Cấu tạo: đặc điểm của bộ xương, miệng, khoang tiêu hoá.

+ Lối sống: cố định.

- HS các nhóm theo dõi tự sửa chữa nếu cần.

III. San hô:

- Cơ thể san hô hình trụ, có cấu tạo thích nghi với nối sống cố định: có bộ khung xương bất động (bộ khung xương bằng đá vôi) và tổ chức cơ thể kiểu tập đoàn.

Bảng chuẩn kiến thức

TT

Đại diện

Đặc điểm

Thuỷ tức

Sứa

Hải quỳ

San hô

1

Hình dạng

Trụ nhỏ

Hình cái dù, có khả năng xoè, cụp.

Trụ to, ngắn.

Cành cây khối lớn

2

Cấu tạo.

- Vị trí miệng.

- Khoang tiêu hoá

- Ở trên.

- Mỏng.

- Rộng.

- Ở dưới.

- Dày.

- Hẹp

- Ở trên.

- Dày, rải rác có trong gai xương.

- Xuất hiện vách ngăn

- Ở trên.

- Có gai, xương đá vôi và chất sừng.

- Có nhiều ngăn thông nhau giữa các cá thể.

3

Di chuyển

Kiểu sâu đo lộn đầu.

Bơi nhờ tế bào cơ có khả năng co rút mạnh dù.

Không di chuyển, có đế bám.

Không di chuyển, có đế bám.

4

Lối sống

Cá thể

Cá thể

Tập trung một số cá thể.

Tập đoàn nhiều cá thể liên kết.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 1. Đặc điểm nào dưới đây có ở sứa?

A. Miệng ở phía dưới.

B. Di chuyển bằng tua miệng.

C. Cơ thể dẹp hình lá.

D. Không có tế bào tự vệ.

Câu 2. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:

...(1)… của sứa dày lên làm cơ thể sứa …(2)… và khiến cho …(3)… bị thu hẹp lại, thông với lỗ miệng quay về phía dưới.

A. (1): Khoang tiêu hóa; (2): dễ nổi; (3): tầng keo

B. (1): Khoang tiêu hóa; (2): dễ chìm xuống; (3): tầng keo

C. (1): Tầng keo; (2): dễ nổi; (3): khoang tiêu hóa

D. (1): Tầng keo; (2): dễ chìm xuống; (3): khoang tiêu hóa

Câu 3. Loài ruột khoang nào có cơ thể hình trụ, kích thước khoảng từ 2 cm đến 5 cm, có nhiều tua miệng xếp đối xứng và có màu rực rỡ như cánh hoa?

A. Thuỷ tức.

B. Hải quỳ.

C. San hô.

D. Sứa.

Câu 4. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau :

Ở san hô, khi sinh sản …(1)… thì cơ thể con không tách rời mà dính với cơ thể mẹ tạo nên …(2)… san hô có …(3)… thông với nhau.

A. (1): mọc chồi; (2): tập đoàn; (3): khoang ruột

B. (1): phân đôi; (2): cụm; (3): tầng keo

C. (1): tiếp hợp; (2): cụm; (3): khoang ruột

D. (1): mọc chồi; (2): tập đoàn; (3): tầng keo

Câu 5. Đặc điểm nào dưới đây có ở san hô?

A. Cơ thể hình dù.

B. Là động vật ăn thịt, có các tế bào gai.

C. Luôn sống đơn độc.

D. Sinh sản vô tính bằng cách tiếp hợp.

Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây là của san hô?

A. Cơ thể hình dù.

B. Luôn sống đơn độc.

C. Sinh sản vô tính bằng tiếp hợp.

D. Là động vật ăn thịt, có các tế bào gai.

Câu 7. Đặc điểm nào dưới đây không có ở hải quỳ?

A. Kiểu ruột hình túi.

B. Cơ thể đối xứng toả tròn.

C. Sống thành tập đoàn.

D. Thích nghi với lối sống bám.

Câu 8. Tầng keo dày của sứa có ý nghĩa gì?

A. Giúp cho sứa dễ nổi trong môi trường nước.

B. Làm cho sứa dễ chìm xuống đáy biển.

C. Giúp sứa trốn tránh kẻ thù.

D. Giúp sứa dễ bắt mồi.

Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

C

B

A

B

Câu

6

7

8

Đáp án

D

C

A

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

a. Mục tiêu:

Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung

Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

(mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

a/ Cách di chuyển của sứa trong nước như thế nào?

b/ Sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và hữu tính trong sinh sản vô tính mọc chồi?

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.

- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.

- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

1. Sứa di chuyển bằng dù, khi dù phồng lên, nước biển được hút vào. Khi đầy nước, dù cụp lại nước biển thoát mạnh ra phía sau, gây ra phản lực đẩy sứa tiến nhanh về phía trước. Như vậy, sứa di chuyển bằng tạo ra phản lực, thức ăn cũng theo dòng nước vào lỗ miệng.

2. Sự sinh sản vô tính mọc chồi ở thủy tức và san hô cơ bản là giống nhau. Chúng chỉ khác nhau ở chỗ: Ở thủy tức khi trưởng thành, chồi tách ra đế sống độc lập. Còn ở san hô, chồi vẫn dính với cơ thể mẹ và tiếp tục phát triển đế tạo thành tập đoàn.

Giáo án môn Sinh học 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ và nội dung tích hợp

a. Kiến thức: Hs chỉ rõ được sự đa dạng của ngành ruột khoang được thể hiện ở cấu tạo cơ thể, lối sống, tổ chức cơ thể, di chuyển.

b. Kỹ năng

  • Có kỹ năng quan sát, so sánh.
  • Kỹ năng phân tích, tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm.

c. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.

d. Tích hợp: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ động thực vật.

2. Các kĩ năng sống cơ bản.

  • Kĩ năng tự nhận thức.
  • Kĩ năng giao tiếp.
  • Kĩ năng lắng nghe tích cực.
  • Kĩ năng hợp tác.
  • Kĩ năng tư duy sáng tạo.
  • Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông
  • Kĩ năng kiên định.
  • Kĩ năng giải quyết vấn đề.
  • Kĩ năng quản lí thời gian.
  • Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.

3. Các phương pháp dạy học tích cực

  • Phương pháp dạy học theo nhóm.
  • Phương pháp giải quyết vấn đề.
  • Phương pháp trò chơi
  • Phương pháp đóng vai.
  • Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình.

II. Tổ chức hoạt động dạy học

1. Chuẩn bị đồ dùng dạy học

*GV: Tranh phóng to hình 9.2, 9.2, 9.3 /SGK Tr 33

*HS: Sưu tầm tranh ảnh về sứa, san hô, hải quỳ.

2. Phương án dạy học:

  • Sứa.
  • Hải quỳ.
  • San hô.

III. Hoạt động dạy và học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

  • Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thủy tức?
  • Nêu đặc điểm cấu tạo trong của thủy tức?

3. Khám phá

(2ph) – Biển chính là cái nôi của ruột khoang với khoảng 10 nghìn loài, RK phân bố ở hầu hết các vùng biển TG. Các đại diện thường gặp là sứa, san hô, hải quỳ.

Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

* Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm đời sống của sứa qua so sánh với thủy tức.

Mục tiêu: Nắm được đặc điểm cấu tạo của sứa

Tiến hành:

Gv treo tranh hình 9.1

GV yêu cầu Hs lên bảng xác định các bộ phận của sứa.

GV y/cầu Hs đọc thông tin và hoàn thành bảng 1.

- Đặc điểm giúp sứa thích nghi với đời sống bơi lội tự do?

GV bổ sung thêm về đặc điểm cấu tạo

Gv mở rộng: Một số loài sứa có TB gai làm da bỏng rát như: sứa lửa. Nhưng một số lại là thức ăn ngon.

- Mô tả cách di chuyển của sứa?

* Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của Hải quỳ và san hô

Mục tiêu: Nắm được đặc điểm của hải quỳ và san hô.

♦ GV treo tranh 9.2, 9.3 y/cầu Hs q/sát.

- Hải quỳ và san hô có lối sống và hình dạng như thế nào?

- Gv tuy nhiên Hải quỳ còn sống bám trên vỏ ốc nhờ thế mà di chuyển được.

GV y/cầu Hs thảo luận nhóm hoàn thành bảng 2.

- San hô, hải quỳ bắt mồi như thế nào?

- Hải quỳ và san hô có đặc điểm gì khác nhau?

Gv dùng xi lanh bơm mực tím vào 1 lỗ nhỏ của đoạn xương san hô để Hs thấy được sự liên thông các cá thể trong tập đoàn.

Gv giới thiệu hình thành đảo san hô biển.

I.Sứa

Hs q/sát tranh →ghi nhận kiến thức.

1-2 Hs lên bảng xác định các bộ phận của sứa.

Hs các nhóm thảo luận→thống nhất đáp án.

Kết luận HS cần ghi nhớ:

- Hình dạng: cơ thể hình dù có khả năng xòe cụp.

- Cấu tạo:

+ Thành cơ thể cũng có 2 lớp, miệng ở dưới, tầng keo dày nên khoang tiêu hoá hẹp.

+ Cơ thể đối xứng tỏa tròn, tự vệ bằng TB gai.

- Di chuyển: co bóp dù.

II. Hải qùy và san hô

Hs q/sát tranh →ghi nhớ các bộ phận của hải quỳ và san hô

Kết luận.

- Hải quỳ và san hô hình trụ, thích nghi với lối sống bám.

Hs các nhóm dựa vào thông tin→thống nhất đáp án.

- San hô phát triển khung xương bất động.

- Khoang tiêu hóa có nhiều ngăn thông với nhau giữa các cá thể.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 7 bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Đánh giá bài viết
2 401
Sắp xếp theo

    Giáo án Sinh học lớp 7

    Xem thêm