Giáo án môn Sinh học 8 bài 19: Vận chuyển máu qua hệ mạch - Vệ sinh hệ tuần hoàn theo CV 5512

Giáo án môn Sinh học lớp 8 bài 19: Vận chuyển máu qua hệ mạch - Vệ sinh hệ tuần hoàn bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án môn Sinh học 8 theo CV 5512

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch.

- Chỉ ra được các tác nhân gây hại cũng như biện pháp phòng tránh và rèn luyện hệ tim mạch.

2. Năng lực

- Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung

Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

- Năng lực kiến thức sinh học

- Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- GV: Tranh phóng to hình SGK.

- HS: Sách giáo khoa, khai thác thông tin về hệ tuần hoàn.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra miệng

- Kiểm tra bài tập 3 trang 57 SGK

- Tim có cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào?

3. Tiến trình dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Giáo viên: Nêu vấn đề: Tim phải đập để thỏa mãn nhu cầu oxi cho cơ thể, nhưng khả năng tăng nhịp tim của cơ thể cũng có giới hạn.Hơn nữa, trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều người mắc các bệnh về tim mạch như: bệnh về huyết áp, xơ vữa mạch..... Vậy làm thế nào để khắc phục được?

- Hs Suy nghĩ, thảo luận để giải quyết vấn đề mà giáo viên nêu ra

- Học sinh trao đổi thảo luận để hướng đến việc nghiên cứu về sự vận chuyển máu qua hệ mạch và biện pháp bảo vệ hệ tim mạch là cần thiết.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu:

- Hs nêu được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch.

- Hs hiểu các tác nhân gây hại cũng như biện pháp phòng tránh và rèn luyện hệ tim mạch.

Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp thuyết trình, dạy học nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực kiến thức sinh học, năng lực giải quyết vấn đề.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, quan sát H 18.1; 18.2 SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:

- Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo 1 chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu? Cụ thể như thế nào?

- Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển về tim là nhờ tác động chủ yếu nào?

- GV cho HS quan sát H 18.1 thấy huyết áp có trị số giảm dần từ động mạch, tới mao mạch sau đó tới tĩnh mạch .

- Cho HS quan sát H 18.2 thấy vai trò của cơ bắp và van tĩnh mạch trong sự vận chuyển máu ở tĩnh mạch.

- GV giới thiệu thêm về vận tốc máu trong mạch.

- Cá nhân tự nghiên cứu thông tin, quan sát tranh, thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời.

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.

I. Sự vận chuyển máu qua hệ mạch

- Lực chủ yếu giúp máu vận chuyển liên tục và theo một chiều nhờ các yếu tố sau:

+ Sự phối hợp hoạt động các thành phần cấu tạo (các ngăn tim và van làm cho máu bơm theo 1 chiều từ tâm nhĩ tới tâm thất, từ tâm thất tới động mạch).

+ Lực đẩy của tâm thất tạo ra 1 áp lực trong mạch gọi là huyết áp. Sự chênh lệch huyết áp cũng giúp máu vận chuyển trong mạch.

+ Sự co dãn của động mạch.

+ Sự vận chuyển máu qua tim về tim nhờ hỗ trợ của các cơ bắp co bóp quanh thành tĩnh mạch, sức hút của lồng ngực khi hít vào, sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra.

+ Với các tĩnh mạch mà máu chảy ngược chiều trọng lực còn có sự hỗ trợ của van tĩnh mạch giúp máu không bị chảy ngược.

- Máu chảy trong mạch với vận tốc khác nhau.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:

- Hãy chỉ ra các tác nhân gây hại cho hệ tim, mạch?

- Nêu các biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân có hại cho hệ tim mạch?

- Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 18 giải thích câu hỏi:

- Câu 2 (60)

- Nêu các biện pháp rèn luyện tim mạch?

- GV liên hệ bản thân HS đề ra kế hoạch luyện tập TDTT.

- Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm và nêu được:

+ Các tác nhân: khuyết tật về tim mạch, sốt cao, mất nhiều nước, sử dụng chất kích thích, nhiễm virut, vi khuẩn, thức ăn....

+ Biện pháp.

- Nêu kết luận.

- HS nghiên cứu bảng, trao đổi nhóm nêu được:

+ Vận động viên luyện tập TDTT có cơ tim phát triển, sức co cơ lớn, đẩy nhiều máu (hiệu suất làm việc của tim cao hơn).

- Nêu kết luận.

II. Vệ sinh tim mạch

1. Biện pháp phòng tránh các tác nhân có hại cho tim mạch

- Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn.

+ Không sử dụng các chất kích thích có hại: rượu, thuốc lá, hêrôin...

+ Cần kiểm tra sức khỏe định kì hàng năm để phát hiện khuyết tật liên quan đến tim mạch để điều trị kịp thời.

+ Khi bị sốc, hoặc stress cần điều chỉnh cơ thể theo lời bác sĩ.

+ Cần tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch: thương hàn, bạch cầu,.. và điều trị kịp thời các chứng bệnh như cúm cúm, thấp khớp...

+ Hạn chế ăn thức ăn hại cho tim mạch như: mỡ động vật...

2. Các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch

- Tập TDTT thường xuyên, đều đặn vừa sức kết hợp với xoa bóp ngoài da.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp thuyết trình, dạy học nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực kiến thức sinh học, năng lực giải quyết vấn đề.

GV giáo nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Loại mạch nào dưới đây không có van?

A. Tĩnh mạch chậu

B. Tĩnh mạch mác

C. Tĩnh mạch hiển lớn

D. Tĩnh mạch chủ dưới

Câu 2. Máu lưu thông trong động mạch là nhờ vào yếu tố nào dưới đây?

A. Sự co dãn của thành mạch

B. Sức đẩy của tim

C. Sự liên kết của dịch tuần hoàn

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 3. Huyết áp tối đa đo được khi

A. tâm nhĩ dãn.

B. tâm thất co.

C. tâm thất dãn.

D. tâm nhĩ co.

Câu 4. Trong hệ mạch máu của con người, tại vị trí nào người ta đo được huyết áp lớn nhất?

A. Động mạch cảnh ngoài

B. Động mạch chủ

C. Động mạch phổi

D. Động mạch thận.

Câu 5. Một người được xem là mắc bệnh cao huyết áp khi

A. huyết áp tối thiểu 90 mmHg, huyết áp tối đa > 140 mmHg.

B. huyết áp tối thiểu 120 mmHg, huyết áp tối đa > 160 mmHg.

C. huyết áp tối thiểu 100 mmHg, huyết áp tối đa > 160 mmHg.

D. huyết áp tối thiểu 90 mmHg, huyết áp tối đa > 120 mmHg.

Câu 6. Bệnh nào dưới đây có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở hệ tim mạch?

A. Bệnh nước ăn chân

B. Bệnh tay chân miệng

C. Bệnh thấp khớp

D. Bệnh á sừng

Câu 7. Loại đồ ăn nào dưới đây đặc biệt có lợi cho hệ tim mạch?

A. Kem

B. Sữa tươi

C. Cá hồi

D. Lòng đỏ trứng gà

Câu 8. Để phòng ngừa các bệnh tim mạch, chúng ta cần lưu ý điều gì?

A. Thường xuyên vận động và nâng cao dần sức chịu đựng

B. Nói không với rượu, bia, thuốc lá, mỡ, nội tạng động vật và thực phẩm chế biến sẵn

C. Ăn nhiều rau quả tươi, thực phẩm giàu Omega – 3

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 9. Nhịp tim sẽ tăng lên trong trường hợp nào sau đây?

A. Khi bị khuyết tật tim (hẹp hoặc hở van tim, xơ phổi, mạch máu xơ cứng…)

B. Khi sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, hêrôin,…

C. Tất cả các phương án còn lại

D. Khi cơ thể trải qua cú sốc nào đó: sốt cao, mất máu, mất nước hoặc lo lắng, sợ hãi kéo dài

Câu 10. Ở trạng thái nghỉ ngơi thì so với người bình thường, vận động viên có

A. nhịp tim chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim lớn hơn.

B. nhịp tim nhanh hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim lớn hơn.

C. nhịp tim nhanh hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim bé hơn.

D. nhịp tim chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim bé hơn.

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp thuyết trình, dạy học nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực kiến thức sinh học, năng lực giải quyết vấn đề.

GV chia lớp thành nhiều nhóm

(mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

- Giáo viên câu hỏi: Tìm các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và đề xuất biện pháp khắc phục?

HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

Nguyên nhân làm cho tim phải tăng nhịp không mong muốn và có hại cho tim:

- Cơ thể có 1 khuyết tật

- Cơ thể bị 1 cú sốc: sốt cao, mất máu, mất nước

- Sử dụng các chất kích thích

Nguyên nhân làm tăng huyết áp trong động mạch:

- kết quả nhất thời của sự luyện tập TDTT, cơn sốt, sự tức giận

- Một số vi khuẩn, virus có hại cho tim

- Món ăn chứa nhiều mỡ động vật

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Chỉ số nhịp tim/ phút của các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm.

Trạng thái

Nhịp tim (Số lần/ phút)

Ý nghĩa

Lúc nghỉ ngơi

40-60

- Tim được nghỉ ngơi nhiều hơn.

- Khả năng tăng năng suất của tim cao hơn.

Lúc hoạt động gắng sức

180-240

- Khả năng hoạt động của cơ thể tăng lên.

Giải thích : ở các vận động viên lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/ phút nhỏ hơn người bình thường. Tim của họ đập chậm hơn, ít hơn mà vẫn cung cấp đủ O2 cho cơ thể vì mỗi lần đập tim bơm để được nhiều máu hơn, nói cách khác là hiệu suất làm việc của tim cao hơn.

Giáo án môn Sinh học 8

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Trình bày được khái niệm về huyết áp
  • Trình bày được sự thay đổi của tốc độ máu trong các loại mạch
  • Biết được một số bệnh tim mạch và cách phòng tránh
  • Trình bày được ý nghĩa rèn luyện tim và hệ mạch

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát hình thu thập kiến thức

3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ thể.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

Tranh hình 18-1 ,18-2 SGK

Bảng phụ về khả năng làm việc của tim

2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà

III. Tiến trình bài giảng.

1. Kiểm tra bài cũ:

* Câu 1: Nêu cấu tạo các loại mạch và chức năng của nó?

* Đặt vấn đề: Các thành phần cấu tạo của tim và hệ mạch đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để giúp máu tuần hoàn liên tục trong hệ tim mạch.

2. Dạy nội dung bài mới:

Hoạt động của GV và HS

Ghi bảng

GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và quan sát H 18-2 SGK trả lời câu hỏi:

Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn nhờ đâu?

Sự tuần hoàn máu tạo áp lực lên thành mạch gọi là gì? Vậy:

Huyết áp là gì?

Máu trong các loại mạch được vận chuyển nhờ đâu?

HS: Nghiên cứu hoàn thiện, thảo luận trình bày

Nhóm khác bổ sung

GV: chuẩn kiến thức

GV: Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn tìm ra các tác nhân gây hại cho hệ tim mạch

HS: trao đổi thảo luận mỗi tác nhân tìm ra ít nhất một biện pháp phòng tránh

Một nhóm đại diện trả lời

Nhóm khác nhận xét bổ sung

GV chuẩn kiến thức và có thể đưa ra từng phương pháp với từng đối tượng HS

I. Sự vận chuyển máu qua hệ mạch

- Máu được lưu thông trong mạch nhờ sức đẩy của tim

- Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch

- Vận tốc của máu ở động mạch: Nhờ lực đẩy của tim và sự co dãn của cơ thành mạch

- Vận tốc của máu ở tĩnh mạch: Nhờ sự co bóp của cơ thành mạch, sức hút của lồng ngực, của tim và van tĩnh mạch

II. Vệ sinh hệ tim mạch

Các tác nhân gây hại cho tim mạch:

- khuyết tật tim phổi xơ

- Sốc mạnh, sốt cao, mất nhiều máu

- Sử dụng chất kích thích, thức ăn chứa nhiều mỡ động vật

- Vi rút vi khuẩn, luyện tập quá sức

Biện pháp rèn luyện:

- Tránh các tác nhân có hại cho tim

- Tạo tinh thần thoải mái

- Lựa chọn phương pháp rèn luyện phù hợp

- Cần rèn luyện thường xuyên và nâng dần sức chịu đựng

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 8 bài 19: Vận chuyển máu qua hệ mạch - Vệ sinh hệ tuần hoàn theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Đánh giá bài viết
3 517
Sắp xếp theo

    Giáo án Sinh học lớp 8

    Xem thêm