Giáo án môn Sinh học 8 bài 51: Cơ quan phân tích thị giác theo CV 5512

Giáo án môn Sinh học lớp 8 bài 51: Cơ quan phân tích thị giác bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án môn Sinh học 8 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

Khi học xong bài này, HS:

- Nắm được thành phần của một cơ quan phân tích. Nêu được ý nghĩa của các cơ quan phân tích đối với cơ thể.

- Nắm được các thành phần chính của cơ quan phân tích thị giác, nêu rõ được cấu tạo của màng lưới trong cầu mắt.

- Giải thích được cơ chế điều tiết của mắt để nhìn rõ vật.

*Trọng tâm: Cơ quan phân tích thị giác.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát; so sánh; tổng hợp.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm………

3. Thái độ: Yêu thích môn học

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...

II. CHUẨN BỊ.

- Tranh phóng to H 49.2; 49.3.

- Mô hình cấu tạo mắt.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

- Trình bày sự khác nhau giữa cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động?

- Trình bày sự giống và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa 2 phân hệ giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng?

- Kiểm tra câu 2 SGK.

3. Bài mới

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Cơ quan thụ cảm và cơ quan phân tích khác nhau như thế nào? Cơ quan phân tích có vai trò gì đối với cơ thể? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: Cơ quan phân tích thị giác.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

³ 1:

+ Một cơ quan phân tích gồm những thành phần nào?

+ Ý nghĩa của cơ quan phân tích đối với cơ thể?

+ Phân biệt cơ quan thụ cảm với cơ quan phân tích?

- Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích tác dụng lên cơ thể → là khâu đầu tiên của cơ quan phân tích.

- HS tự thu nhận thông nhận thông tin và trả lời câu hỏi.

- 1 vài HS phát biểu, HS lớp bổ sung.

- HS tự rút ra kết luận.

I. Cơ quan phân tích:

- Gồm:

+ Cơ quan thụ cảm.

+ Dây thần kinh.

+ Bộ phận phân tích trung ương (vùng thần kinh ở đại não).

- Ý nghĩa: giúp cơ thể nhận biết được tác động của môi trường.

³ 2:

+ Cơ quan phân tích thị giác gồm những thành phần nào ?

+ GV yêu cầu hS quan sát hình 49-2, hoàn thành phiếu học tập điền từ tr156 (bỏ nội dung liên quan đến hình 49-1)

+ Nêu cấu tạo của cầu mắt?

- HS dựa vào kiến thức mục 1 để trả lời.

- HS quan sát kỹ hình 49.2 từ ngoài vào trong → ghi nhớ cấu tạo cầu mắt.

- Thảo luận nhóm để hoàn chỉnh bài tập.

- Đại diện nhóm đọc đáp án, các nhóm khác bổ sung

- HS dựa vào bài tập điền từ, trình bày cấu tạo cầu mắt trên tranh

II. Cơ quan phân tích thị giác: Gồm:

+ Cơ quan thụ cảm thị giác.

+ Dây thần kinh thị giác.

+ Vùng thị giác ở thùy chẩm.

1. Cấu tạo của mắt: Gồm:

- Màng bọc

+ Màng cứng: Phía trước là màng giác.

+ Màng mạch: Phía trước là lòng đen.

+ Màng lưới: Tế bào nón và tế bào que.

- Môi trường trong suốt : Thuỷ dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh.

³ 3:

- Gv hướng dẫn HS quan sát hình 49.3 nghiên cứu thông tin £ SGK → nêu cấu tạo của màng lưới?

- Gv hướng dẫn HS quan sát sự khác nhau tế bào nón và tế bào que trong mối quan hệ với thần kinh thị giác.

+ Tại sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất?

+ Vì sao trời tối ta không nhìn rõ màu sắc của vật?

+ Trình bày quá trình tạo ảnh ở màng lưới?

- HS trình bày cấu tạo trên tranh, lớp bổ sung.

- HS quan sát hình kết hợp đọc thông tin → trả lời câu hỏi.

- 1- 2 HS trình bày, lớp bổ sung.

- HS tự rút ra kết luận.

- HS đọc thông tin £ SGK tr157, trả lời câu hỏi

- 1 vài HS phát biểu lớp bổ sung hoàn thiện kiến thức.

2. Cấu tạo của màng lưới:

- Màng lưới có tế bào thụ cảm gồm :

+ Tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.

+ Tế bào que: Tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.

- Điểm vàng: Là nơi tập chung các tế bào nón.

- Điểm mù: Không có tế bào thụ cảm thị giác.

3. Sự tạo ảnh ở màng lưới:

- Ánh sáng phản chiếu từ vật qua môi trường trong suốt tới màng lưới → kích thích tế bào thụ cảm → dây thần kinh thị giác → vùng thị giác cho ta cảm nhận về hình ảnh của vật.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Cơ quan phân tích thị giác gồm có 3 thành phần chính, đó là

A. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm.

B. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng mạch, dây thần kinh thính giác và vùng thị giác ở thùy đỉnh.

C. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng cứng, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy trán.

D. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh vị giác và vùng vị giác ở thùy chẩm.

Câu 2. Dây thần kinh thị giác là

A. dây số I.

B. dây số IX.

C. dây số II.

D. dây số VIII.

Câu 3. Cầu mắt cấu tạo gồm mấy lớp?

A. 5 lớp

B. 4 lớp

C. 2 lớp

D. 3 lớp

Câu 4. Loại tế bào nào dưới đây không phải là tế bào thụ cảm thị giác?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Tế bào nón

C. Tế bào que

D. Tế bào hạch

Câu 5. Ở màng lưới, điểm vàng là nơi tập trung chủ yếu của

A. tế bào que

B. tế bào nón.

C. tế bào hạch.

D. tế bào hai cực.

Câu 6. Tế bào nón tiếp nhận dạng kích thích nào dưới đây?

A. Ánh sáng yếu và ánh sáng mạnh

B. Ánh sáng mạnh và màu sắc

C. Ánh sáng yếu và màu sắc

D. Cả ánh sáng mạnh, ánh sáng yếu và màu sắc

Câu 7. Ở mắt người, điểm mù là nơi

A. đi ra của các sợi trục tế bào thần kinh thị giác.

B. nơi tập trung tế bào nón.

C. nơi tập trung tế bào que.

D. nơi đi ra của các sợi trục tế bào liên lạc ngang.

Câu 8. Trong cầu mắt người, thành phần nào dưới đây có thể tích lớn nhất?

A. Màng giác

B. Thủy dịch

C. Dịch thủy tinh

D. Thể thủy tinh

Câu 9. Mống mắt còn có tên gọi khác là

A. lòng đen.

B. lỗ đồng tử.

C. điểm vàng.

D. điểm mù.

Câu 10. Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau: Nhờ khả năng điều tiết của … mà ta có thể nhìn rõ vật ở xa cũng như khi tiến lại gần.

A. thể thủy tinh

B. thủy dịch

C. dịch thủy tinh

D. màng giác

Đáp án

1. A

2. C

3. D

4. D

5. B

6. B

7. A

8. C

9. A

10. A

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

(mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

- Tại sao muốn tìm hiểu cấu tạo chi tiết của một đối tượng nào đó ta lại phải chăm chú quan sát đối tượng (nghĩa là hướng trục mắt vào bộ phận cần tìm hiểu trên đối tượng nào đó từ một khoảng cách tương đối gần) ?

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.

- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.

- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

Khi muốn quan sát, tìm hiểu cấu tạo chi tiết của một đối tượng nào đó, ta phải điều chỉnh cầu mắt để hướng trục mắt vào đối tượng cần tìm hiểu (một bức tranh, một pho tượng, một mẫu vật...) sao cho hình ảnh của vật hiện trên màng lưới, tại điểm vàng - nơi tập trung các tế bào nón. Với cách cấu trúc của màng lưới ở điểm vàng cho phép từng chi tiết của đối tượng mà tế bào nón thu nhận được sẽ được truyền về trung khu thị giác một cách "trung thành" qua từng tế bào hạch riêng rẽ thông qua các tế bào hai cực làm trung gian.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

* Tìm hiểu:

Tại sao đọc sách lâu lại mỏi mắt? Tại sao nói "Căng mắt ra mà nhìn"? Nằm đọc sách có hại gì?

Lời giải:

- Đọc sách là nhìn gần, khi đó thể thuỷ tinh phải điều tiết, tăng độ cong để nhìn rõ chữ trong sách.

Sự thay đổi độ cong của thể thuỷ tinh có liên quan đến độ co dãn của cơ thể mi.

Khi cơ thể mi co, độ cong của thể thủy tinh tăng.

Khi cơ thể mi dãn, độ cong của thể thuỷ tinh giảm.

Sự co liên tục của cơ thể mi khi ngồi đọc sách lâu khiến ta cảm thấy "mỏi mắt" chính là mỏi cơ thể mi vì ngồi làm việc quá lâu. Lúc đó cần nghỉ, thư giãn một lúc, phóng tầm mắt ra xa cho cơ mi được thả lỏng trước khi tiếp tục đọc sách.

- Nói "căng mắt ra mà nhìn" là ý nói vận dụng tới mức tối đa sự co của cơ thể mi khi nhìn gần để quan sát từng chi tiết nhỏ của vật. "Căng mắt ra mà nhìn" còn thể hiện cả khi nhìn cảnh vật ở nơi thiếu ánh sáng, mắt mở to, các cơ vòng ở đồng tử phải dãn ra, trong khi cơ phóng xạ co tới mức tối đa để đồng tử dãn rộng, đảm bảo đủ độ sáng gây hưng phấn được tế bào que trên màng lưới cầu mắt, giúp ta nhìn được.

- Đừng bao giờ nằm đọc sách vì khi nằm đọc sách (dù nằm ngửa hay nằm nghiêng, kể cả nằm sấp chống tay mà đọc sách) khoảng cách giữa mắt luôn thay đổi có thể do mỏi tay, chưa kể nằm nghiêng khoảng cách từ sách tới hai mắt là không giống nhau. Tất cả những lí do trên khiến mắt luôn phải điều chỉnh độ xa gần, dễ dẫn tới cận thị và độ cận không đồng đều giữa hai mắt.

Giáo án môn Sinh học 8

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Xác định được các thành phần của cơ quan phân tích thị giác.
  • Nêu được ý nghĩa của các cơ quan phân tích đối với cơ thể.
  • Mô tả cấu tạo của mắt qua sơ đồ, chức năng của từng bộ phận.
  • Giải thích được cơ chế điều tiết của mắt để nhìn rõ vật.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ mắt.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Tranh phóng to H 49.2; 49.3.

2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị trước bài ở nhà.

III. Hoạt động dạy - học.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

* Câu 1: Trình bày sự khác nhau giữa cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động?

* Đặt vấn đề: Để cảm nhận được các kích thích của môi trường, cơ thể cần có các cơ quan phân tích. Đó là những cơ quan nào? Chúng cơ cấu tạo và hoạt động ra sao?

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

GHI BẢNG

Hoạt động 1:

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát sơ đồ cấu tạo của một cơ quan phân tích, trả lời câu hỏi:

+ Cơ quan phân tích có cấu tạo như thế nào?

+ Bộ phận nào của cơ quan phân tích quan trọng nhất?

+ Cơ quan phân tích có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể?

- HS thảo luận, trình bày, lớp trao đổi, bổ sung, hoàn thiện.

GV cùng HS rút ra kết luận:

Hoạt động 2:

+ Cơ quan phân tích thị giác gồm những bộ phận nào?

- GV cho quan sát thông tin SGK hoàn thành BT

- Các nhóm thảo luận, hoàn thành bài tập.

- GV cho quan s¸t H.49.2, gọi HS trình bày cấu tạo của cầu mắt

Dự đoán chức năng của các bộ phận?

- GV yêu cầu HS quan sát H.49.3:

+ Nêu cấu tạo của màng lưới?

+ Phân biệt vai trò của tế bào hình nón và tế bào hình que? Vận dụng giải thích một số hiện tượng:

- Tại sao ảnh của vật rơi trên điểm vàng thì nhìn rõ nhất, rơi trên điểm mù thì không nhìn thấy?

- Tại sao ban đêm không nhìn rõ màu sắc của vật?

HS trình bày, GV ghi lại các ý chính, lớp trao đổi hoàn thiện. HS tự rút ra kết luận:

GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK:

+ Trình bày quá trình tạo ảnh ở màng lưới?

Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung

I. Cơ quan phân tích:

* Kết luận: Cơ quan phân tích gồm:

+ Cơ quan thụ cảm.

+ Dây thần kinh (Dẫn truyền hướng tâm)

+ Bộ phận phân tích (Vùng thần kinh ở vỏ não)

- ý nghĩa: giúp cơ thể nhận biết được tác động của môi trường.

II. Cơ quan phân tích thị giác

- Cơ quan phân tích thị giác gồm:

+ Cơ quan thụ cảm (Các tế bào thụ cảm trên màng lưới)

+ Dây thần kinh thị giác (Dây số II)

+ Vùng thị giác ở thuỳ chẩm

1, Cấu tạo cầu mắt:

*Gåm

- Màng bọc:

+ Màng cứng: phía trước là màng giác.

+ Màng mạch: Có nhiều mạch máu, phía trước là lòng đen

+ Màng lưới: Có các tế bào thụ cảm thị giác

- Môi trường trong suốt: Thuỷ dịch, thuỷ tinh thể, dịch thuỷ tinh.

2. Màng lưới:

+ Tế bào hình nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.

+ Tế bào hình que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.

+ Điểm vàng: Nơi tập trung của các tế bào hình nón.

+ Điểm mù: Là nơi đi ra của các sợi trục của các tế bào thụ cảm thị giác.

3. Sự tạo ảnh ở màng lưới

* Kết luận:

- Thể thuỷ tinh như một thấu kính hội tụ có khả năng điều tiết để nhìn rõ vật.

- ánh sáng phản chiếu từ vật qua môi trường trong suốt tới màng lưới tạo nên một ảnh thu nhỏ, lộn ngược, kích thích tế bào thụ cảm, xung thần kinh theo dây thị giác về vùng thị giác ở thuỳ chẩm cho ta biết về hình dạng, kích thước và màu sắc của vật.

* Kết luận chung: SGK

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 8 bài 51: Cơ quan phân tích thị giác theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Đánh giá bài viết
2 677
Sắp xếp theo

    Giáo án Sinh học lớp 8

    Xem thêm