Giáo án môn Tin học lớp 10 bài 3

Giáo án môn Tin học 10

Giáo án môn Tin học lớp 10 bài 3: Giới thiệu về máy tính được biên soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Đây sẽ là tài liệu giáo án điện tử lớp 10 hay giúp quý thầy cô soạn giáo án điện tử môn Tin học 10 nhanh chóng và hiệu quả. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Biết được sơ đồ cấu trúc chung của một máy tính.
  • Biết chức năng của bộ xử lý trung tâm của máy tính
  • Biết chức năng bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài.

2. Kĩ năng: Nhận biết được các bộ phận của máy tính đó là CPU(Bộ xử lý trung tâm), bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài.

3. Thái độ: Học sinh ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần có hiểu biết về nó và phải rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

  • Chuẩn bị của thầy: Giáo án, bài giảng, tài liệu, phấn, bảng, máy tính, máy chiếu.
  • Chuẩn bị của trò: Chuẩn bị bài, bút, vở, SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, đàm thoại.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

4.1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

4.2. Kiểm tra bài cũ: Thông tin là gì? Kể tên các đơn vị đo thông tin?

4.3. Nội dung bài mới

NỘI DUNG GIẢNG DẠY

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

* Hệ thống máy tính gồm ba thành phần:

- Phần cứng (Hardware) gồm máy tính và một số thiết bị liên quan như: bàn phím, chuột, màn hình,.

- Phần mềm (Software) gồm các chương trình. Chương trình là một dãy lệnh, mỗi lệnh là một chỉ dẫn cho máy tính biết điều cần làm.

- Sự quản lí và điều khiển của con người.

I. Phần cứng của máy tính:

* Sơ đồ cấu trúc một máy tính:

Có nhiều loại máy tính khác nhau nhưng chúng đều có chung một sơ đồ cấu trúc gồm các bộ phận như sau:

- Bộ xử lý trung tâm;

- Bộ nhớ trong;

- Bộ nhớ ngoài;

- Thiết bị vào;

- Thiết bị ra.

Hoạt động 1:

GV: giới thiệu cho HS một số bộ phận cấu tạo thành máy tính (gồm đủ các thành phần: Bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ trong, các thiết bị vào/ra, bộ nhớ ngoài).

GV: qua những gì GV vừa giới thiệu kết hợp với sơ đồ cấu trúc một máy tính trong SGK (Tr.19) em hãy cho biết sơ đồ cấu trúc một máy tính gồm có mấy bộ phận và đó là các bộ phận nào?

1. Bộ xử lý trung tâm.

- CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính.

- Đó là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình.

- Chất lượng của máy tính phụ thuộc nhiều vào chất lượng của CPU

- Các bộ phận chính của CPU

+ Bộ số học/logic.

+ Bộ điều khiển.

- Ngoài ra CPU còn có thêm một số bộ phận khác.

+ Thanh ghi (Register).

+ Bộ nhớ truy cập nhanh (Cache).

Hoạt động 2:

GV: (Đưa ví dụ) chúng ta đều biết con người muốn vận động, suy nghĩ, làm việc... được thì cần đến một bộ phận rất quan trọng, đó là não bộ. Não điều khiển mọi hoạt động của con người.

GV: Cho HS quan sát CPU.

GV: qua đây chúng ta đã biết tầm quan trọng của bộ não đối với con người, đối với máy tính thì CPU cũng có tầm quan trọng tương tự như vậy.

GV: Vậy em có thể cho biết nếu máy tính mà không có CPU thì sẽ như thế nào và tầm quan trọng của CPU là như thế nào?

GV: Kết luận

2 .Bộ nhớ trong.

Bộ nhớ trong là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lí.

Bộ nhớ trong được cấu tạo bởi 2 bộ nhớ: ROM và RAM.

ROM khác RAM ở những điểm sau:

-Khi tắt máy: dữ liệu trong ROM không bị mất đi còn dữ liệu trong RAM bị mất.

-Bộ nhớ ROM luôn cố định còn bộ nhớ RAM có thể thay đổi được. (ROM chỉ cho đọc dữ liệu, RAM có thể đọc/ghi dữ liệu).

Hoạt động 3: Cho HS quan sát một Bo mạch chủ (nếu có).

GV: Em hãy đọc SGK (Tr.20) và cho biết bộ nhớ trong có nhiệm vụ gì? và được cấu tạo bởi những bộ nhớ nào?

Hiện nay, mỗi máy tính thường được trang bị bộ nhớ RAM có dung lượng từ 128 MB trở lên. Một số máy tính chuyên dụng có thể có bộ nhớ trong cỡ hàng Gi-ga-bai.

3.Bộ nhớ ngoài.

- Ví dụ:

Bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và hỗ trợ cho bộ nhớ trong.

Đĩa cứng thường được gắn sẵn trong ổ đĩa cứng. Đĩa cứng có dung lượng rất lớn và tốc độ đọc/ghi rất nhanh.

Máy tính thường có một ổ đĩa mềm dùng để đọc/ghi đĩa mềm có đường kính 3,5 inch (8,75 cm) với dung lượng 1,44 MB.

Ngoài các đĩa CD (h. 14c) có mật độ ghi dữ liệu rất cao, hiện nay còn có thiết bị nhớ flash.

GV: Cho HS quan sát một số bộ nhớ trong (như Đĩa CD, đĩa cứng, đĩa mềm, thiết bị nhớ flash).

GV: Các thiết bị các em vừa quan sát đó là các bộ nhớ ngoài.

GV: Để truy cập dữ liệu trên đĩa, máy tính có các ổ đĩa với các tên thường gọi là ổ đĩa A, ổ đĩa B, ổ đĩa C,... Trong quá trình làm việc, ta có thể đưa các đĩa mềm hoặc đĩa CD khác nhau vào ổ đĩa tương ứng.

Đánh giá bài viết
10 7.395
Sắp xếp theo

Giáo án Tin học lớp 10

Xem thêm