Giáo án Mỹ thuật lớp 7 bài 24

Giáo án môn Mỹ thuật lớp 7

Giáo án Mỹ thuật lớp 7 bài 24: Thường thức mỹ thuật - Mỹ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Mỹ thuật 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được bối cảnh lịch sử và những hoạt động của mỹ thuật cách mạng Việt Nam diễn ra trong thời kỳ này.

2. Kỹ năng: Học sinh phân biệt đặc điểm của mỹ thuật Việt Nam thông qua từng giai đoạn lịch sử, cảm nhận được vẻ đẹp và tình cảm của tác giả thông qua tác phẩm.

3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, có thái độ trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc.

II. Chuần bị:

1. Đồ dùng dạy học:

Giáo viên: Tranh ảnh về các tác phẩm mỹ thuật thời kỳ cuối TK XIX đến 1954.

Học sinh:Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh.

2. Phương pháp dạy học:

  • Trực quan
  • Vấn đáp
  • Luyện tập

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức: Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài tập: một số bài hý hoạ về phong cảnh…

3. Bài mới:

+ Giới thiệu bài: Nền mỹ thuật Việt Nam tuy phát triển chậm hơn so với các nền mỹ thuật của một số nước khác, nhưng cũng để lại rất nhiều dấu ấn riêng biệt. Để giúp các em hiểu rõ hơn về sự phát triển của mỹ thuật hiện đại Việt Nam, hôm nay cô trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “MT Việt Nam từ TK 19 đến năm 1954”

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG 1:

Hướng dẫn HS tìm hiểu về bối cảnh xã hội.

- GV cho HS nhắc lại kiến thức lịch sử đã học về gia đoạn này.

- HS nhắc lại kiến thức lịch sử đã học về gia đoạn này.

- GV giới thiệu một số mốc lịch sử và những đóng góp của các họa sĩ từ cuối TK XIX đến năm 1954.

- Quan sát GV giới thiệu bài.

- GV giới thiệu một số tác phẩm và cho HS nhận xét về tinh thần của các họa sĩ trong giai đoạn lịch sử này.

- HS nhận xét về tinh thần của các họa sĩ trong giai đoạn lịch sử này thông qua các tác phẩm.

I. Vài nét về bối cảnh xã hội.

- Dưới ách thống trị của Thực dân Pháp nhân dân ta sống rất cơ cực, lầm than. Năm 1930 Đảng CS Việt Nam ra đời lãnh đạo thành công cuộc cách mạng tháng 8 (1945). Năm 1946 kháng chiến toàn quốc bùng nổ các họa sĩ hăng hái tham gia kháng chiến cho tới ngày giải phóng hoàn toàn miền Bắc với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

HOẠT ĐỘNG 2:

Hướng dẫn HS tìm hiểu về một số hoạt động mỹ thuật.

- GV chia nhóm học tập và phân công nhiệm vụ.

- HS chia nhóm và thảo luận.

+ Nhóm 1: Những hoạt động của MT Việt Nam cuối TK XIX đến năm 1930.

- GV cho HS trình bày kết quả và yêu cầu các nhóm khác tham gia góp ý.

- HS trình bày kết quả và các nhóm khác tham gia góp ý.

- GV tóm tắt lại những hoạt động chính và giới thiệu về sự ra đời của trường CĐMT Đông Dương.

- Quan sát GV tóm tắt bài.

- GV cho HS xem một số tranh và yêu cầu phát biểu cảm nghĩ.

- HS xem một số tranh và phát biểu cảm nghĩ.

+ Nhóm 2: Những hoạt động của MT Việt Nam từ năm 1930 đến 1945.

- GV cho HS trình bày kết quả và yêu cầu các nhóm khác tham gia góp ý.

- HS trình bày kết quả và các nhóm khác tham gia góp ý.

- GV tóm tắt những hoạt động mỹ thuật chính và cho HS xem một số tác phẩm và nêu cảm nghĩ.

- Quan sát GV tóm tắt bài.

- HS xem một số tranh và phát biểu cảm nghĩ.

+ Nhóm 3: Những hoạt động của MT Việt Nam từ năm 1945 đến 1954.

- GV cho HS trình bày kết quả và yêu cầu các nhóm khác tham gia góp ý.

- HS trình bày kết quả và các nhóm khác tham gia góp ý.

- GV tóm tắt những hoạt động mỹ thuật chính. Cho HS xem tác phẩm và yêu cầu HS nêu cảm nghĩ.- Quan sát GV tóm tắt bài.

- HS xem một số tranh và phát biểu cảm nghĩ.

II. Một số hoạt động mỹ thuật.

- Người đi đầu cho hội họa mới ở Việt Nam là họa sĩ Lê Văn Miến với tác phẩm “Chân dung cụ Tú Mền”. Từ năm 1925 đến 1930 là sự đóng góp không nhỏ của các họa sĩ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn…

- Cách mạng tháng 8 thành công một số họa sĩ được vào Phủ Chủ Tịch để vẽ và nặn tượng về Bác Hồ. Một số họa sĩ khác say sưa vẽ phố phường Hà Nội rợp cờ hoa mừng ngày độc lập.

- Kháng chiến toàn quốc bùng nổ các họa sĩ cũng nhanh chóng có mặt hầu hết các mặt trận. Các nhóm văn nghệ kháng chiến được thành lập khắp nơi đã phản ánh trung thực về cuộc đấu tranh thần thánh của dân tộc.

- Tác phẩm tiêu biểu thời kỳ này: Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ Phủ (Tô Ngọc Vân), Bát nước (Sỹ Ngọc), Trận Tầm Vu (Nguyễn Hiêm), Giặc đốt làng tôi (Nguyễn Sáng)…

Đánh giá bài viết
1 199
Sắp xếp theo

    Giáo án lớp 7

    Xem thêm