Giáo án Mỹ thuật lớp 8 bài 11

Giáo án môn Mỹ thuật lớp 8

Giáo án Mỹ thuật lớp 8 bài 11: Thường thức mỹ thuật - Sơ lược về mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 hiệu được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Mỹ thuật 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được khái quát về bối cảnh lịch sử và những thành tựu của Mỹ Thuật cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954-1975.

2. Kỹ năng: Học sinh phân biệt được những đặc điểm của mỹ thuật Việt Nam thông qua từng giai đoạn lịch sử. Nâng cao khả năng phân tích và đánh giá tác phẩm.

3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, có thái độ trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Tranh ảnh về tác phẩm MTcách mạng Việt Nam giai đoạn 1954-1975.

2. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh.

III. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, trực quan, vấn đáp, luyện tập.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: Giáo viên kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước vẽ tranh đề tài Ngày Nhà Giáo Việt Nam?

3. Bài mới:

*Giới thiệu bài: Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 là giai đoạn đất nước ta tạm chia cắt làm 2 miền: Miền Bắc xây dựng CNXH, Miền Nam tiếp tục đấu tranh chống mĩ ngụy. Để hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ giới văn nghệ sĩ đã đấu tranh trên con đường nghệ thuật và gặt hái được nhiều thành cơng. Để hiểu rõ hơn thì chúng ta cùng đi tìm hiểu bài hơm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét về bối cảnh lịch sử.

- Nêu bối cảnh lịch sử nước ta trong giai đoạn 1954 – 1975?

- HS trả lời

- GV nhận xét chốt ý, ghi bảng.

- Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ vì miền Nam ruột thịt thì giới văn nghệ sĩ, đặc biệt là các hoạ sĩ đã làm gì?

- Ở giai đoạn này có những tác phẩm tiêu biểu nào? của ai? Hãy kể tên?

- Ở miền Nam có những hoạ sĩ tiêu biểu nào?

- HS trả lời.

- GV nhận xét chốt ý, ghi bảng.

HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về những thành tựu của MT cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954-1975.

- Giai đoạn này các hoạ sĩ thể hiện chủ yếu về đề tài gì?

- Chất liệu các hoạ sĩ thường sử dụng là gì?

- HS trả lời

- GV nhận xét, ghi bảng và yêu cầu các nhóm thảo luận.

(cứ 2 tổ chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu 1 chất liệu)

Nhóm 1: Tranh Sơn Mài

Nhóm 2: Tranh Lụa.

Nhóm 3: Tranh Khắc gỗ.

Nhóm 4: Tranh Sơn Dầu.

Nhóm 5: Tranh Màu Bột.

Nhóm 6: Điêu Khắc.

*Các nhóm tìm hiểu về:

- Nêu nguồn gốc, đặc điểm chất liệu?

- Kể tên các tác giả, tác phẩm tiêu biểu?

(thời gian thảo luận là 7 phút) sau đó cử đại diện trình bày. Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.

- GV cho HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng.

- HS lắng nghe, ghi bài

I. Vài nét về bối cảnh lịch sử:

- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, đất nước tạm bị chia cắt làm 2 miền. Miền Bắc xây dựng CNXH, Miền Nam tiếp tục đấu tranh chống Mĩ -Ngụy.

- Các hoạ sĩ là các chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, đã ghi chép, sáng tác được nhiều tác phẩm có giá trị, phản ánh về cuộc đấu tranh chống mĩ ngụy.

- Như: Nhớ một chiều Tây Bắc sơn mà i(Phan Kế An), Qua cầu khỉ sơn mài (Nguyễn Hiên), Con đọc bầm nghe lụa (Trần Văn Cẩn)…

- Như: Đình Cường, Nguyễn Trung, Tôn Thất Văn, Huỳnh Bá Thành…

II. Những thành tựu cơ bản của MT cách mạng Việt Nam.

- Đề tài về chiến tranh, sản xuất công, nông nghiệp, văn hóa, giáo dục …

- Sơn mài, tranh lụa, khắc gỗ, sơn dầu, màu bột, điêu khắc (xi măng, thạch cao, gỗ, đá…)

*Nhóm 1: Chất liệu lấy từ nhựa cây Sơn ở vùng đồi trung du Phú Thọ, là chất liệu truyền thống, quan trọng. Các tác giả, tác phẩm như: Nông dân đấu tranh chống thuế 1960 (Nguyễn Tư Nghiêm), Qua bản cũ 1957 (Lê Quốc Lộc), Trái tim và nòng súng 1963 (Huỳnh Văn Gấm)…

*Nhóm 2: Chất liệu dễ kiếm do tơ lụa có nguồn gốc trong nước. Các tác giả, tác phẩm như: Con đọc bầm nghe 1955 (Trần Văn Cẩn), Hành quân mưa 1958 (Phan Thông), Ngày mùa 1960 (Nguyễn Tiến Chung) …

*Nhóm 3: Chất liệu trong nước, dễ kiếm, dễ sử dụng. Các tác giả, tác phẩm như: Ngày chủ nhật 1960 (Nguyễn Tiến Chung), Ba thế hệ 1970 (Hoàng Trầm), Hai ông cháu 1966 (Huy Oánh)…

*Nhóm 4: Chất liệu ngoại nhập nên giá thành cao. Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu như: Ngày mùa 1954 (Dương Bích Liên), Cảnh nông thôn 1958 (Lưu Văn Sìn), Nữ dân quân miền biển 1960 (Trần Văn Cẩn)…

*Nhóm 5: Chất liệu gọn, nhẹ, đơn giản, dễ sử dụng và được sử dụng nhiều. Tác giả, tác phẩm như: Đền voi phục 1957 (Văn Giáo), Một xóm ngoại thành 1961 (Nguyễn Tiến Chung), Ao làng 1963 (Phan Thị Hà)…

*Nhóm 6: Chất liệu dễ kiếm như: Gò kim loại, Tượng bằng thạch cao, xi măng, đồng…Tiêu biểu như: Nắm đất miền nam 1955 (Phạm Xuân Thi), Tượng Võ Thị Sáu 1956 (Diệp Minh Châu), Vót chông 1968 (Phạm Mười)…

Đánh giá bài viết
1 518
Sắp xếp theo

    Giáo án lớp 8

    Xem thêm