Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 1 - Bài 7: Cách đi, đứng của em

Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 1 - Bài 7

Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 1 - Bài 7: Cách đi, đứng của em là tài liệu giảng dạy chuẩn kiến thức kỹ năng dành cho quý thầy cô giáo, giúp quý thầy thuận tiện trong công việc soạn giáo án điện tử lớp 1. Mời các thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết.

THANH LỊCH - VĂN MINH

Bài 7: CÁCH ĐI, ĐỨNG CỦA EM

I. MỤC TIÊU:

1. Học sinh nhận thấy sự cần thiết của việc đi và đứng đúng cách thể hiện sự TL, VM.

2. Học sinh có kĩ năng:

a) Khi đi:

  • Đi thong thả, nhẹ nhàng và tránh gây tiếng động mạnh. Quan sát phía trước để tránh bị va chạm.
  • Nhường đường cho người ra khi vào cửa hàng, cầu thang máy, lên xe buýt hay tàu điện,…
  • Không đi qua trước mặt người đang ngồi hay đang nói chuyện. Nếu cần phải đi qua thì phải xin phép và hơi cúi người xuống.

b) Khi đứng nói chuyện với người khác:

  • Đứng ngay ngắn, mắt nhìn người nói chuyện với mình.
  • Biết chọn vị trí đứng thích hợp để không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.

3. Học sinh có thái đô:

  • Tự giác thực hiện việc đi, đứng đúng cách thể hiện sự thanh lịch, văn minh.
  • Đồng tình, ủng hộ với cách đi, đứng thanh lịch, văn minh.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

  • Tranh minh hoạ trong sách HS.
  • Video clip có nội dung bài học (nếu có).
  • Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3’)

* Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức HS đã học ở bài 6 “Trang phục ở nhà” (TLGDNSTL, VM lớp 1).

* Cách tiến hành:

Bước 1: GV có thể yêu cầu HS trả lời câu hỏi “Khi ở nhà ta lựa chọn trang phục như thế nào ?”.

Bước 2: GV nhận xét câu trả lời của HS.

2. Bài mới:

Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)

* Mục tiêu: Giúp HS định hướng về nội dung sẽ học trong tiết dạy.

* Cách tiến hành:

Bước 1: GV đề nghị HS hát bài “Đường và chân”.

Bước 2: Từ nội dung của bài hát, GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Cách đi, dứng của em”.

Hoạt động 3: Nhận xét hành vi (10’)

* Mục tiêu: Giúp HS nhận biết cách đi đúng.

* Các bước tiến hành:

Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện phần Xem tranh, SHS trang 28, 29.

Bước 2: HS trình bày kết quả.

GV kết luận nội dung theo từng tranh:

- Tranh 1: Lâm đi thong thả đến thư viện > Nên học tập cách đi của Lâm.

- Tranh 2: Nam đang trên đi đến trường. Bạn không để ý nên va chạm với thân cây > Không nên giống bạn Nam. Khi đi, chúng ta cần chú ý quan sát đường đi để không bị va chạm với người, cây cối, đồ vật.

- Tranh 3: Tuấn mải nhìn đồ chơi nên bị vấp vào viên gạch > Không nên giống bạn Tuấn.

- Tranh 4: Linh muốn lấy điều khiển ti vi nên đi ngang qua trước mặt bà và mẹ > Không nên giống bạn Linh. Nếu cần di chuyển, chúng ta chú ý đi vòng ra phía sau mọi người.

Bước 3: GV hướng dẫn HS rút ra ý 1, 2 của lời khuyên, SHS trang 31.

Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.

(Nghỉ giữa giờ: 5’)

Hoạt động 4: Nhận xét hành vi (6’)

* Mục tiêu: Giúp HS nhận biết cách đi, cách đứng đúng.

* Các bước tiến hành:

Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, SHS trang 30.

Bước 2: HS trình bày kết quả.

GV kết luận nội dung từng tranh:

- Tranh 1: Minh vừa đi vừa kéo dép loẹt xoẹt trong bệnh viện > Hành vi không nên làm. Đi như vậy sẽ làm ồn, ảnh hưởng tới mọi người.

- Tranh 2: Bình đứng so vai, rụt cổ để trả lời câu hỏi của cô giáo > Hành vi không nên làm. Đứng như vậy không đẹp.

- Tranh 3: Dũng vừa nói chuyện với cô giáo vừa cho tay vào túi quần > Hành vi không nên làm. Đứng nói chuyện như vậy chưa thể hiện sự kính trọng với người lớn tuổi.

- Tranh 4: Bố mẹ đang xem ti vi, Long đứng chắn trước mặt làm bố mẹ không xem được > Hành vi không nên làm. Đứng như vậy, bố mẹ sẽ không nhìn thấy ti vi.

Bước 3: GV hướng dẫn HS rút ra ý 3, 4 của lời khuyên, SHS trang 31.

Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.

Hoạt động 5: Trao đổi, thực hành ( 8’)

* Mục tiêu: Giúp HS thực hành cách đi, cách đứng đúng cách.

* Các bước tiến hành:

Bước 1: GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 2, SHS trang 31.

Bước 2: HS trình bày kết quả.

GV giúp học sinh phân tích, nhận xét.

Bước 3: GV liên hệ với thực tế của HS.

3. Củng cố dặn dò: (3’)

- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên.

- Chuẩn bị bài 8: “Vui chơi ở trường”.

Hs nêu miệng nối tiếp.

Hs ghi bài.

Hs xem truyện, quan sát tranh. Thảo luận nhóm bàn.

Đại diện nêu kết quả, nhận xét

Nghe và nối tiếp nêu lại lời khuyên (SHS trang 31)

Hát

Nối tiếp đọc và nêu ý kiến của mình, các bạn trong lớp nhận xét.

Hs nêu

HS liên hệ trong lớp, trong trường.

Hs cá nhân nhận xét và tự liên hệ bản thân. Chọn bạn có cách đi, đứng phù hợp nhất.

Hs thực hành.

1, 2 em nhắc lại.

Đánh giá bài viết
1 309
Sắp xếp theo

    Giáo án lớp 1 môn khác

    Xem thêm