Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 3 - Bài 7: Cử chỉ đẹp

Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 3 - Bài 7

Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 3 - Bài 7: Cử chỉ đẹp là mẫu giáo án điện tử lớp 3 trọn bộ dành cho quý thầy cô cùng tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp bài giảng của thầy cô phong phú và dễ hiểu hơn. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH

Bài 7: CỬ CHỈ ĐẸP

I. MỤC TIÊU:

1. Học sinh nhận thấy cần có những cử chỉ đẹp khi giao tiếp với mọi người.

2. Học sinh có kĩ năng thể hiện những cử chỉ đẹp khi giao tiếp với mọi người như:

  • Vui vẻ, thân thiện khi nói chuyện.
  • Đứng dậy, cúi đầu chào thầy cô giáo, người lớn tuổi.
  • Giơ tay hay gật đầu (thay cho lời chào) khi không tiện nói lời chào với bạn bè.
  • Vỗ tay đúng lúc để bày tỏ sự tán thưởng, khâm phục và chúc mừng.

3. Học sinh tự tin khi có những cử chỉ đẹp với mọi người ở mọi lúc, mọi nơi.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

  • Tranh minh hoạ trong sách HS.
  • Video clip có nội dung bài học (nếu có).
  • Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

TG

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Hoạt động 1: Giới thiệu bài (5’)

* Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại kiến thức liên quan và định hướng về nội dung sẽ học.

* Các bước tiến hành:

Bước 1: GV gợi mở cho HS nhắc lại kiến thức đã học liên quan đến cử chỉ đẹp (tuỳ theo mức độ kiến thức của HS, GV nêu câu hỏi gợi mở cho phù hợp).

Các bài học liên quan:

- Cách đi, đứng của em (TLGDNS thanh lịch, văn minh lớp 1).

- Cách nằm, ngồi của em (TLGDNS thanh lịch, văn minh lớp 2).

Bước 2: GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Cử chỉ đẹp”.

Hoạt động 2: Nhận xét hành vi (10’)

* Mục tiêu: Giúp HS nhận thấy biểu hiện của cử chỉ đẹp khi giao tiếp với mọi người.

* Các bước tiến hành:

Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiên phần Quan sát tranh, SHS trang 26, 27.

Bước 2: HS trình bày kết quả.

GV kết luận theo câu hỏi cuối bài:

- Các bạn trong tranh có những cử chỉ đẹp nào?

Tranh 1: Lan vui vẻ khi nói chuyện với mọi người.

Tranh 2: Sơn giơ tay ngay ngắn khi muốn phát biểu.

Tranh 3: Hoa đứng lại, cúi đầu khi nói lời chào cô giáo.

Tranh 4: Các bạn vỗ tay để bày tỏ sự tán thưởng, khâm phục người nghệ sĩ.

- Những cử chỉ đó nói lên điều gì?

(Vui vẻ khi nói chuyện với mọi người, giơ tay khi muốn phát biểu ý kiến, đứng lại cúi chào khi gặp thầy cô giáo, người lớn tuổi, vỗ tay để bày tỏ sự tán thưởng, khâm phục, đôi khi động viên người nghệ sĩ đều là những cử chỉ đẹp của một người học sinh thanh lịch, văn minh.)

Bước 3: GV hướng dẫn HS rút ra ý 1, 2, 3 của lời khuyên, SHS trang 30.

Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.

Hoạt động 3: Nhận xét hành vi (8’)

* Mục tiêu: Giúp HS nhận thấy những biểu hiện khác của cử chỉ đẹp khi giao tiếp với mọi người.

* Các bước tiến hành:

Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 1, SHS trang 28.

Bước 2: HS trình bày kết quả.

GV kết luận theo từng trường hợp:

a) Hùng vừa nói vừa chỉ tay vào mặt người khác như vậy sẽ làm cho người nghe cảm thấy rất khó chịu > cử chỉ không đẹp.

b) Không sang đường được, Tâm và Lan vẫy tay thay cho lời chào > cử chỉ đẹp.

c) Trong khi cả lớp chào cô, Tuấn loay hoay tìm vở trong ngăn bàn như vậy

thể hiện thiếu lễ phép với cô giáo và thiếu tôn trọng cô giáo và các bạn > cử chỉ không đẹp.

d) Hương đứng dậy, cúi đầu chào người lớn tuổi > cử chỉ đẹp.

Bước 3: GV hướng dẫn HS rút ra ý 4 trong lời khuyên của SHS trang 30.

Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.

Hoạt động 4: Trao đổi, thực hành (8’)

* Mục tiêu: Giúp HS nhận biết và thực hiện những cử chỉ đẹp trong các tình huống cụ thể.

* Các bước tiến hành:

Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 2, SHS trang 29.

Bước 2: HS trình bày kết quả.

GV kết luận theo từng tình huống:

- Tình huống 1: Ở những nơi cần yên tĩnh như bệnh viện, rạp hát, rạp chiếu phim, em có thể giơ tay hay gật đầu thay cho lời chào để không làm ảnh hưởng tới mọi người.

- Tình huống 2: Em có thể làm dấu hiệu như vỗ tay để cổ vũ bạn mà không ảnh hưởng đến người xem khác.

- Tình huống 3: Trên sân khấu khi được nhận phần thưởng, em nên bắt tay và nói lời cảm ơn với người trao thưởng cho em.

Bước 4: GV liên hệ với thực tế của HS.

Hoạt động 5: Tổng kết bài (2’)

- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên.

- Chuẩn bị bài 8 “Vui chơi lành mạnh”.

Đánh giá bài viết
2 1.037
Sắp xếp theo

    Giáo án lớp 3 môn khác

    Xem thêm