Giáo án Ngữ văn 10: Bài viết số 2

Giáo án Ngữ văn 10: Bài làm văn số 2

Giáo án Ngữ văn 10: Bài viết số 2 trình bày các kiến thức một cách logic giúp các em nhanh chóng nắm được kĩ năng đọc văn và làm văn hay, chuẩn. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.

Bài tập làm văn số 2 lớp 10 đề 1: Kể lại một truyện cổ tích hoặc một truyện ngắn mà anh (chị) yêu thích

Bài tập làm văn số 2 lớp 10 đề 2: Hãy tưởng tượng mình là Xi- Mông, kể lại câu chuyện Bố của Xi-Mông

Bài tập làm văn số 2 lớp 10 đề 3: Kể lại chuyện sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thuỷ cung, Trọng Thuỷ đã tìm gặp lại Mị Châu

BÀI VIẾT SỐ 2
CHỦ ĐỀ KIỂM TRA: TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM
THỜI GIAN: 90 phút

PHẦN I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

  • Nhằm kiểm tra, đánh giá kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng làm bài văn tự sự, mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng được qui định trong chương trình Ngữ văn lớp 10.
  • Biết vận dụng những tri thức và kĩ năng đã học vào văn nghị luận.

2. Kỹ năng:

  • Kĩ năng đọc hiểu VB
  • Biết vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận và các phương thức biểu đạt để viết một bài văn nghị luận.

Qua đó, HS có thể hình thành các năng lực:

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến VB.
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa các VB.
  • Năng lực tạo lập VB có sức thuyết phục.

PHẦN II. KHUNG NĂNG LỰC

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

Nêu được các thông tin về văn bản.

Hiểu được đặc điểm thể loại truyện.

Đọc (kể) diễn cảm truyện dân gian

Đọc (kể) sáng tạo truyện dân gian

Liệt kê các nhân vật trong truyện.

Chia nhân vật theo từng tuyến và l‎ý giải thái độ của nhân dân với các tuyến nhân vật đó.

Khái quát giá trị, nội dung, ý nghĩa của truyện dân gian.

Trình bày những quan điểm riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản.

Liệt kê những chi tiết nghệ thuật quan trọng liên quan đến từng nhân vật.

Lí giải thái độ, quan điểm, ước mơ, khát vọng của nhân dân trong truyện dân gian.

Thấy được môi liên hệ giữa thế giới thực và thế giói nghệ thuật được khắc hoạ trong truyện kể.

Tự đọc và khám phá giá trị của một văn bản mới cùng thể loại

Phân biệt được các loại truyện dân gian: truyền thuyết – cổ tích – truyện ngụ ngôn.

Phân tích bối cảnh (không gian, thời gian) sinh thành, biến đổi, diễn xướng của truyện dân gian.

- Phân biệt tự sự dân gian và tự sự trong văn học viết.

- Khái quát ảnh hưởng của văn học dân gian đến văn học viết

- Kết nối văn hoá dân gian với thực tiễn hiện nay để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 834
Sắp xếp theo

Giáo án Ngữ văn lớp 10

Xem thêm