Giáo án Ngữ văn 11 bài: Tiểu sử tóm tắt

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Ngữ văn 11 bài: Tiểu sử tóm tắt để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Ngữ văn 11 bài: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ

Giáo án Ngữ văn 11 bài: Lai tân - Nhớ đồng - Tương tư - Chiều xuân

Giáo án Ngữ văn 11 bài: Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

  • Nắm được mục đích, yêu cầu của việc viết tiểu sử tóm tắt.
  • Cách viết tiểu sử tóm tắt.

2. Kĩ năng: Có kĩ năng viết tiểu sử tóm tắt.

3. Thái độ: Có ý thức sưu tầm tài liệu, tra cứu tư liệu và chọn lọc cho phù hợp khi viết văn bản tiểu sử tóm tắt

B. Chuẩn bị bài học:

1. Giáo viên:

1.1 Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động dạy học:

  • Phương pháp đọc hiểu. Phân tích, tổng hợp, trao đổi thảo luận nhóm.
  • Tích hợp phân môn Làm văn. Tiếng Việt. Đọc văn.

1.2. Phương tiện: Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo.

2. Học sinh: Hs chủ động tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi sgk.

C. Hoạt động dạy và học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: không

3. Bài mới.

Hoạt động của Gv và Hs

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu mục I.sgk

Gv đưa ra một văn bản tiểu sử tóm tắt và cho hs đọc,tìm hiểu kĩ những gì được thể hiện trong văn bản.

Câu hỏi thảo luận: Tiểu sử tóm tắt là gì?

Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt?

Vai trò của tiểu sử tóm tắt trong cuộc sống và trong học văn?

Hs thảo luận theo nhóm và cử đại diện trả lời, gv tổng hợp và cho ghi ý chính

Lưu ý: Gv cần làm rõ cho hs vai trò của tóm tắc tiểu sử phục vụ cho hoạt động giảng dạy và tiếp nhận văn học. GV có thể cho ví dụ cụ thể như tiểu sử của ND ảnh hưởng ntn đến những sáng tác và tâm sự mà ông thể hiện trong tác phẩm.

Hoạt động 2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu mục II. sgk

Thông qua văn bản đã được tiếp nhận,hs thảo luận và trả lời câu hỏi sau:

Khi chọn tài liệu viết tiểu sử tóm tắt cần lưu ý những điểm nào?

Các bước để viết tiểu sử tóm tắt?

Gv cần chỉ cho hs tiến trình để tránh sự sắp xếp lộn xộn trong khi viết

Hoạt động 3: Gv hướng dẫn hs làm bài tập sgk.

I. Mục đích,yêu cầu của tiểu sử tóm tắt

1/Tiểu sử tóm tắt là gì? Đó là một văn bản thông tin một cách khách quan trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân.

2/Mục đích: Nhằm giới thiệu cho người đọc,người nghe về cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến của người được nói tới.

- Những hiểu biết đó giúp cho người quản lí tìm hiểu, theo dõi và sắp xếp, phân công công việc hợp lí, hiệu quả.

- Ngoài ra nắm được tóm tắt tiểu sử của nhà văn, nhà thơ chúng ta có cơ sở hiểu đúng, hiểu sâu về tác phẩm của họ.

3/Yêu cầu:

-Thông tin: khách quan, chính xác về người được nói tới. Do đó phải ghi cụ thể, chính xác về số liệu, mốc thời gian, thành tích, đóng góp nổi bậc của người được nói đến

-Nội dung và độ dài: Cần phù hợp với mục đích viết tóm tắt

-Văn phong: Cần cô đọng,trong sáng,không sử dụng biện pháp tu từ

II.Cách viết tiểu sử tóm tắt:

1/Chọn tài liệu:

-Yêu cầu của nội dung và các tài liệu sưu tầm: Chính xác, chân thực, đầy đủ,tiêu biểu.

-Đọc và tìm ý: Đọc và nắm được nội dung chính của tài liệu và sưu tập để tìm các ý chính của bản tiểu sử cần tóm tắt.

2/Viết tiểu sử tóm tắt:

-Giới thiệu về nhân thân của người được giới thiệu: họ tên, năm sinh, quê quán,gia đình,học vấn.

-Hoạt động xã hội của người được giới thiệu làm gì, ở đâu, mối quan hệ với mọi người.

-Những đóng góp, những thành tích tiêu biểu của người được giới thiệu

-Đánh giá chung về người được giới thiệu..

III. Luyện tập:

Bài tập 1:

Trường hợp c, d cần viết tiểu sử tóm tắt..

Bài tập 2:

* Giống nhau:

Các văn bản tiểu sử tóm tắt, điếu văn, sơ yếu lí lịch, thuyết minh có thể viết về một nhân vật nào đó.

* Khác nhau:

- Điếu văn viết cho người mất để đọc trong lễ truy điệu nên ngoài phần tiểu sử tóm tắt còn có phần chia buồn với gia quyến.

- Sơ yếu lí lịch: do bản thân viết theo mẫu, còn phần tóm tắt do người khác viết khá linh hoạt.

- Tiểu sử tóm tắt chỉ có đối tượng là con người, còn đối tượng của thuyết minh rộng hơn và thuyết minh có yếu tố cảm xúc.

Bài tập 3:

Hs về nhà làm

4. Củng cố: Hs nghe một số ví dụ tiêu biểu về cách viết tiểu sử tóm tắt

5. Dặn dò: Soạn bài “Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt

Xem lại bài “Khái quát lịch sử tiếng Việt” ở chương trình Ngữ văn 10.

Đánh giá bài viết
1 5.010
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm