Giáo án Ngữ văn 11 tuần 2: Câu cá mùa thu

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 2

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 2: Câu cá mùa thu được soạn và chỉnh sửa bài bản, với nội dung đầy đủ giúp học sinh hiểu được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình của làng quê Việt Nam vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời, bài giáo án điện tử ngữ văn 11 này còn cho thấy được vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân, tấm lòng yêu quê hương đất nước và tài năng thơ Nôm của thi hào Nguyễn Khuyến.

CÂU CÁ MÙA THU (Thu Điếu)

A. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức:

  • Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ.
  • Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân:Tấm lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước và tâm trạng thời thế.
  • Thấy được tài năng thơ Nôm Nguyễn Khuyến: Nghệ thuật tả cảnh, tả tình, gieo vần, sử dụng từ ngữ.
  • Rèn kỹ năng đọc diễn cảm và phân tích tâm trạng nhân vật trong thơ trữ tình.

2. Kĩ năng:

  • Đọc hiểu thơ theo đặc trưng thể loại
  • Phân tích bình giảng bài thơ.

3. Thái độ

Giáo dục tình thương yêu quê hương đất nước.

B. Chuẩn bị bài học.

1. Giáo viên.

1.1. Dự kiến tổ chức hoạt động cảm thụ tác phẩm:

  • Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm, phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh bằng hình thức trao đổi, thảo luận nhóm.
  • Tích hợp phân môn: Làm văn. Tiếng việt. Đọc văn.

1.2. Phương tiện:

  • SGK, SGV ngữ văn 11.
  • Giáo án.

2. Học sinh.

Chủ động tìm hiểu bài học theo định hướng câu hỏi Sgk và định hướng của giáo viên.

C. Hoạt động dạy và học.

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Giới thiệu bài mới.

Thu là thơ của đất trời, thơ là thu của lòng người và mùa thu là đề tài quen thuộc của thi nhân từ xưa đên nay. Và nhiều tác giả có những vần thơ nổi tiếng về mùa thu như " Tiếng thu" (Lưu trọng Lư), Cảm thu, Tiễn thu của (Tản Đà), Đây mùa thu tới (Xuân Diệu),... Và hôm nay ta sẽ đến với cảnh thu điển hình của làng cảnh Việt Nam: mùa thu ở Bắc Bộ qua bài " Thu điếu" Nguyễn Khuyến.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt
Hoạt động 1.
  • Hướng dẫn HS đọc văn bản và tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
  • Em hãy giới thiệu đôi nét về chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến?

Định hướng câu trả lời của hs.

  • Nguyễn Khuyến (1835 – 1905 ) hiệu Quế Sơn.
  • Quê làng Và - Yên Đỗ - Bình Lục - Hà Nam.
  • Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo.
  • 1864 đỗ đầu kì thi hương.
  • 1871 đỗ đầu kì thi đình nên được gọi là Tam Nguyên Yên Đỗ.
  • Nguyễn Khuyến làm quan hơn 10 năm rồi lui về dạy học.

Hoạt động 2

Thảo luận nhóm.

Nhóm 1. Điểm nhìn cảnh thu của tác giả có gì đặc sắc? Từ điểm nhìn ấy nhà thơ đã bao quát cảnh thu như thế nào?


Nhóm 2. Những từ ngữ hình ảnh nào gợi lên được nét riêng của cảnh sắc mùa thu? Hãy cho biết đó là cảnh thu ở miền quê nào?

I. Tìm hiểu chung.

1. Tác giả:

  • Nguyễn Khuyến là bậc túc nho tài, có cốt cách thanh cao, có lòng yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc.
  • Được mệnh danh là " nhà thơ của dân tình làng cảnh Việt Nam".

2. Sự nghiệp sáng tác:

Nguyễn Khuyến sáng tác cả thơ, văn, câu đối, nhưng thành công hơn cả là thơ cả thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm.

3. Vị trí, đề tài, hoàn cảnh sáng tác bài thơ:

  • Vị trí : Bài thơ " Mùa thu câu cá " một tong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến.
  • Đề tài: Viết về đề tài mùa thu – đề tài quen thuộc.
  • Hoàn cảnh sáng tác: Viết trong thời gian khi Nguyễn khuyến về ở ẩn tại quê nhà.

II. Đọc – hiểu.

1. Cảnh thu:

  • Điểm nhìn từ trên thuyền câu → nhìn ra mặt ao nhìn lên bầu trời → nhìn tới ngõ vắng → trở về với ao thu.
  • Cảnh thu được đón nhận từ gần → cao xa → gần. Cảnh sắc thu theo nhiều hướng thật sinh động với hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối, hài hòa.
  • Mang nét riêng của cảnh sắc mùa thu của làng quê Bắc bộ: Không khí dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật:
    • Màu sắc: Trong veo, sóng biếc, xanh ngắt
    • Đường nét, chuyển động: Hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, mây lơ lửng.

→ Hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc, không chỉ thể hiện cái hồn của cảnh thu mà còn thể hiện cái hồn của cuộc sống ở nông thôn xưa.
"Cái thú vị của bài Thu điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh trúc, xanh trời, xanh bèo" ( Xuân Diệu ).

Tài liệu liên quan cùng chủ đề:

Đánh giá bài viết
3 11.077
Sắp xếp theo

Giáo án Ngữ văn lớp 11

Xem thêm