Giáo án Ngữ văn 12 bài Ôn tập phần văn học

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 12

Giáo án Ngữ văn 12 bài Ôn tập phần văn học với nội dung đúc kết sẽ giúp học sinh dễ dàng tiếp cận được nguồn tri thức chuẩn xác nhất, nhanh chóng hiểu được hệ thống những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam (truyện và kịch từ cách mạng tháng 8 –1945 đến cuối thế kỷ XX) và văn học nước ngoài đã học.

Giáo án Ngữ văn 12 bài Ôn tập phần tập làm văn

Giáo án Ngữ văn 12 bài Tổng kết phần tiếng việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ

ÔN TẬP VĂN HỌC VIỆT NAM

I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:

  • Tổng kết, ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về VHVN (truyện và kịch từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX) và văn học nước ngoài đã học trong SGK Ngữ văn 12, tập 2.
  • Biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo những kiến thức đó.
  • Rèn năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ: tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học.

II. Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.

III. Phương pháp:

  • HS chuẩn bị trước những câu hỏi trong SGK.
  • HS phát biểu ý kiến từng vấn đề, từng câu hỏi. Chia nhóm thảo luận.

IV. Trọng tâm bài học: Ngoài những tác phẩm truyện và kịch của văn học Việt Nam, GV cần lưu ý cho HS ôn tập những tác phẩm nghị luận, văn bản nhật dụng và văn học nước ngoài.

V. Tiến trình tổ chức:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị ôn tập của HS.

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒYÊU CẦU CẦN ĐẠT

Hướng dẫn hs ôn tập truyện ngắn và tiểu thuyết.

- Hệ thống lại những tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết đã học.

Các tác phẩm: Vợ chồng A Phủ (T-Hoài), Vợ nhặt
(K- Lân), Rừng xà nu (N-T- Thành),

Những đứa con trong gia đình (N- Thi), Chiếc thuyền ngoài xa (N-M-Châu)... và các tác phẩm đọc thêm.

Những phát hiện khác nhau về số phận và cảnh ngộ của người lao động qua 2 tác phẩm
Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt

I. Truyện ngắn và tiểu thuyết.

1. Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt.

a. Những phát hiện khác nhau về số phận và cảnh ngộ của người lao động qua 2 tác phẩm:

* Giống nhau: Đều viết về số phận và cảnh ngộ của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

* Khác nhau:

- Qua Vợ chồng A Phủ:

+ Vì nghèo mà số phận người lao động bị cột chặt vào nô lệ (bố Mị nợ thống lí Mị bị bắt làm dâu gạt nợ).

+ Người lao động bị bóc lột về sức lao động, bị áp bức về tinh thần, bị chiếm đoạt cả tuổi xuân, không được sống tự do, không được hưởng quyền lợi chính đáng của con người. (Mị phải làm việc suốt ngày đêm, bị trình ma, sống không tình yêu, hạnh phúc, bị trói không cho đi chơi xuân)

+ Vì nghèo, mồ côi, mà bị bắt bán đi và không lấy được vợ (A phủ)

+ Vì chống lại cường quyền mà bị bắt xử tội, bị đánh, xử phạt, phải ở đợ trừ nợ.

+ Người lao động bị bắt, bị trói có thể đến chết → sinh mạng họ rất rẻ mạt.

Đánh giá bài viết
2 6.738
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 12

    Xem thêm