Giáo án Ngữ văn 12: Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Ngữ văn 12: Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án Ngữ văn 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Ngữ văn 12: Thực hành về hàm ý

Giáo án Ngữ văn 12: Thực hành về hàm ý (tiếp theo)

Giáo án Ngữ văn 12: Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

A. Mục tiêu:

Giúp HS:

  • Hiểu sâu hơn về chức năng mở bài và kết bào trong bài văn nghị luận.
  • Có kĩ năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiểu mở bài, kết bài thông dụng.

B. Phương pháp - phương tiện:

1. Phương pháp: Thực hành, luyện tập, làm việc theo nhóm…

2. Phương tiện:

  • GV: Giáo án.
  • HS: Phần chuẩn bị bài, sgk.

C. Tiến trình bài dạy:

Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

GHI CHÚ

HĐ1: Hd HS tìm hiểu cách viết phần mở bài đúng.

TT1: GV yêu cầu HS đọc ngữ liệu 1 – sgk và nêu câu hỏi: Cách mở bài thứ nhất có phù hợp không?

HS phân tích, trao đổi nhóm nhỏ, đại diện nhóm trả lời

GV nhận xét, khẳng định lại:

TT2: GV hỏi tiếp: Cách mở bài còn lại có phù hợp không? Vì sao?

HS trao đổi, phân tích, trả lời

GV nhận xét, chốt:

TT3: GV yêu cầu HS đọc mục I.2 – sgk sau đó nêu câu hỏi:

- Xác định vấn đề cần triển khai trong từng văn bản? vai trò của nó trong việc trình bày vấn đề cần nghị luận?

- Phân tích tính hấp dẫn của những cách mở bài trên?

HS làm việc theo nhóm

GV chỉ định nhóm phát biểu, sau khi các nhóm bsung, GV nhận xét chung, chốt:

GV lưu ý: Với cách mở bài thứ nhất có thể vận dụng dẫn các nhận định, các câu thơ có nội dung liên quan đến vấn đề trình bày. Lưu ý cần sử dụng những tiền đề có quan hệ chặt chẽ với vấn đề chính đang được đề cập trong văn bản.

TT4: GV nêu câu hỏi: Từ những phân tích trên theo em phần mở bài cần đáp ứng những yêu cầu gì trong quá trình tạo lập văn bản?

HS suy nghĩ, kết luận

GV nhận xét, chốt:

HĐ2: Hd HS cách viết phần kết bài

TT1: GV yêu cầu HS đọc ngữ liệu II.1 – sgk và nêu câu hỏi: Cách kết bài nào phù hợp , vì sao?

HS phân tích, trao đổi nhóm nhỏ, đại diện nhóm trả lời

GV nhận xét, hệ thống lại:

TT2: GV yêu cầu HS đọc ngữ liệu II.2 – sgk và nêu câu hỏi: Các cách kb trên đã nêu được nd cơ bản nào? Cách kb như vậy có tác dụng như thế nào?

HS phân tích, trao đổi nhóm nhỏ, đại diện nhóm trả lời

GV nhận xét, hệ thống lại:

TT3: GV yêu cầu HS lựa chọn đáp án đúng nhất trong phần trắc nghiệm ở mục 3 để rút ra kết luận cho phần kết bài.

GV lưu ý thêm: Ngoài ra, phần kết bài người viết cần liên hệ với thực tế, phát biểu suy nghĩ của bản thân về vấn đế đang trình bày

TT4: GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ sgk để củng cố bài học

HĐ3: Hd phần luyện tập

TT1: GV yêu cầu HS đọc bt2 –sgk sau đó GV nêu câu hỏi: Tại sao phần mở bài và kết bài trên chưa đạt yêu cầu?

HS suy nghĩ, phân tích, trả lời

GV nhận xét chung, chốt:

I. Viết phần mở bài

1. Phân tích ví dụ 1 – sgk

- Cách mở bài thứ nhất không phù hợp với đề bài vì:

+ Dông dài, nhiều thông tin thừa.

+ Không nêu rõ vấn đề cần trình bày trong bài vết.

+ Bắt đầu với phạm vi quá rộng so với yêu cầu của đề bài.

- Cách mở bài thứ hai và ba phù hợp vì:

+ Tập trung vào yêu cầu của đề bài.

+ Ngắn gọn, cụ thể.

2. Phân tích ví dụ 2 – sgk

- Cách mở bài thứ nhất sử dụng những tiền đề có sẵn, giúp định hướng nội dung, tạo sự hứng thú cho người đọc.

- Cách mở bài thứ hai nêu vấn đề bằng cách so sánh, đối chiếu giữa các đối tượng để chỉ ra sự tương đồng từ đó nhấn mạnh vào đối tượng cần trình bày. Cách mở bài hướng người đọc đến sự tìm tòi.

- Cách mở bài thứ ba nêu vấn đề bằng cách so sánh đối tượng đang đề cập với đối tượng khác nhằm nhấn mạnh sự khác biệt. Cách mở bài rõ ràng, hấp dẫn.

* Mở bài không phải là phần nêu tóm tắt toàn bộ nội dung sẽ trình bày trong văn bản mà quan trọng nhất là phải thông báo được một cách ngắn gọn và chính xác về vấn đề nghị luận. Gợi cho người đọc sự hứng thú về vấn đề sẽ được trình bày trong bài viết.

II. Viết phần kết bài

1. Phân tích ví dụ 1 –sgk

- Cách kết bài thứ nhất không phù hợp vì:

+ Lan man, không chốt lại vấn đề.

+ Chưa đánh giá khái quát ý nghĩa của vấn đề.

+ Không có dấu hiệu cho thấy việc trình bày đã kết thúc.

- Cách kết bài thứ hai phù hợp vì:

+ Đánh giá khái quát ý nghĩa của vấn đề.

+ Có dấu hiệu cho thấy văn bản đã kết thúc.

2. Phân tích ví dụ 2 – sgk.

- Cách kết bài thứ nhất đã tổng kết và khẳng định được ý nghĩa của vấn đề đã trình bày.

- Cách kết bài thứ hai đã liên hệ được phần nội dung đã trình bày ở các đoạn văn trước của văn bản, đồng thời mở rộng được vấn đề.

* Kết bài là sự thông báo sự kết thúc của việc trình bày vấn đề, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề, đồng thời gợi liên tưởng rộng và sâu hơn.

* Luyện tập

Bài tập 2 – sgk

- Mở bài dài dòng, lan man, thừa thông tin. Giới thiệu vấn đề chính chưa có tính khái quát.

- Kết bài trùng lặp với mở bài, chưa nêu được những nhận định, đánh giá về vấn đề.

Dặn dò:

Bài cũ: Viết lại phần mb và kb từ yêu cầu của bt 2.

Bài mới:

  • Tiết bám sát: Chọn một trong ba đề ở bt 3 – sgk để làm và trình bày trong tiết học.
  • Soạn bài «Số phận con người»
    • Đọc tiểu dẫn, nắm kĩ tiểu sử và pcnt của tg.
    • Đọc văn bản, tóm tắt văn bản.
    • Trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài.
Đánh giá bài viết
1 4.002
Sắp xếp theo

Giáo án Ngữ văn lớp 12

Xem thêm