Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Ngữ văn 12: Thực hành về hàm ý (tiếp theo)

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Ngữ văn 12: Thực hành về hàm ý (tiếp theo) để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án Ngữ văn 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Ngữ văn 12: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Giáo án Ngữ văn 12: Thực hành về hàm ý

Giáo án Ngữ văn 12: Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

A. Mục tiêu:

Giúp HS:

  • Củng cố và nâng cao kiến thức cơ bản về hàm ý, cách tạo hàm ý, tác dụng của hàm ý trong giao tiếp hàng ngày.
  • Có kĩ năng lĩnh hội được hàm ý, kĩ năng nói và viết câu có hàm ý trong những ngữ cảnh cần thiết.

B. Phương pháp - phương tiện:

1. Phương pháp: Thực hành, luyện tập, làm việc theo nhóm…

2. Phương tiện:

  • GV: Giáo án.
  • HS: Phần chuẩn bị bài, sgk.

C. Tiến trình bài dạy:

Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

GHI CHÚ

HĐ1: Hd HS tìm hiểu tìm hiểu bt 1 ở sgk

TT1: GV yêu cầu HS đọc ngữ liệu 1a và trả lời các câu hỏi bên dưới.

GV gọi HS trình bày sau đó nhận xét, chốt lại:

TT2: GV yêu cầu HS đọc bài tập 1b, lựa chọn đáp án đúng

HS suy nghĩ, lựa chọn

GV nhận xét, chốt

HĐ2: Hd HS tìm hiểu tìm hiểu bt 2 ở sg

TT1: GV yêu cầu HS đọc bt 2 và làm việc cá nhân.

TT2: GV chỉ định HS trình bày bài làm, các HS khác nhận xét, bổ sung, sau đó GV chốt lại

HĐ3: Hd HS phân tích ngữ liệu 3 -sgk

TT1: GV yêu cầu HS tiếp tục đọc bt 3, làm việc theo nhóm nhỏ.

TT2: GV chỉ định nhóm trình bày bài làm, các nhóm nhận xét, bổ sung, sau đó GV chốt lại

HĐ4: Hd HS lựa chọn đáp án cho bài tập 4, 5- sgk.

TT1: HS đọc bt, lựa chọn đáp án chính xác nhất

TT2: GV yêu cầu HS trả lời, gv nhận xét, chốt

1. Bài tập 1 - sgk

a. Ông lí đáp lại lời bác Phô gái bằng hành động bác bỏ với hàm ý mỉa mai.

b. Đáp án D

2. Bài tập 2 - sgk

a. Hàm ý: nhắc khéo về việc nhận tiền nhuận bút.

b. Muốn chồng đi nhận tiền để trả tiền thuê nhà.

c. Hàm ý của Từ thể hiện cách ứng xử tế nhị với chồng, tránh sự bực dọc của chồng đồng thời không muốn chịu trách nhiệm về những hàm ý mà người chồng có thể suy ra.

3. Bài tập 3 - sgk

- Nghĩa tường minh” miêu tả sóng biển.

- Nghĩa hàm ý nói đến các trạng thái phức tạp của người phụ nữ đang yêu:

+ Dữ dội – dịu êm

+ Hạnh phúc – lo âu

+ Nhớ thương – nghi ngờ...

⇒ Hàm ý tạo nên tính hàm súc, tính đa nghĩa cho tác phẩm văn học.

4. Bài tập 4 – sgk

Đáp án D

5. Bài tập 5 - sgk

Câu: - Rất thích, Thích nhất trong các truyện Việt Nam là những câu không có hàm ý

Dặn dò:

Bài cũ: Tìm một số câu chuyện dân gian có sử dụng hàm ý và phân tích các hàm ý đó.

Bài mới: Soạn bài «Thuốc».

  • Đọc tiểu dẫn, nắm tác giả, hoàn cảnh st tp .
  • Đọc văn bản, tóm tắt văn bản.
  • Trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài.
Đánh giá bài viết
1 1.664
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 12

    Xem thêm