Giáo án Ngữ văn 9 bài 24: Nghĩa tường minh và hàm ý

Giáo án Ngữ văn lớp 9

Giáo án Ngữ văn 9 bài 24: Nghĩa tường minh và hàm ý giúp học sinh hiểu được khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý, đồng thời rèn kỹ năng sử dụng hàm ý trong giao tiếp hàng ngày và viết văn. Mời các thầy cô cùng tham khảo bài Giáo án ngữ văn lớp 9 bài Nghĩa tường minh và hàm ý dưới đây.

NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý

I. Mục tiêu bài dạy.

1. Kiến thức.

Nắm được khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý.

2. Kỹ năng:

Rèn kỹ năng sử dụng hàm ý trong giao tiếp hàng ngày và viết văn.

3. Thái độ:

Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.

II. Phương tiện thực hiện.

  • Thầy: Giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ.
  • Trò: Vở bài tập, sách giáo khoa, vở ghi.

III. Cách thức tiến hành.

  • Nêu vấn đề, thảo luận.
  • Phân tích, quy nạp.

IV. Tiến trình bài dạy:

1. Tổ chức:

2. Kiểm tra 15 phút:

A. Đề bài: Cho đoạn thơ sau:

Người đồng mình thương lắm con ơi
............................. phong tục.

(Trích trong bài "Nói với con" của Y Phương.)

a. Em hiểu từ "đồng mình" trong đoạn thơ như thế nào?

b. Đoạn thơ trên nói lên những đức tính gì của người đồng mình? Qua đó người cha mong muốn con điều gì?

B. Đáp án - thang điểm

Những đức tính của người đồng mình và mơ ước của cha.

* Hình ảnh:

- Người đồng mình sống nghèo đói, cực nhọc, lam lũ nhưng mạnh mẽ, khoáng đạt với chí cao, luôn yêu quý tự hào và gắn bó với quê hương.

"Người đồng mình thương lắm con ơi

...................................xuống ghềnh."

→ Người cha muốn giáo dục con sống phải có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương của mình. Không phản bội quê hương cho dù quê hương còn nghèo đói vất vả.

- Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

.................................phong tục.

→ Người đồng mình sống mạnh mẽ, giàu chí khí, giàu niềm tin. Tuy thô sơ da thịt,ăn mặc giản dị áo chàm, khăn piêu nhưng

không hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí, nghị lực và khát vọng xây dựng quê hương. Họ xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình chống bão lụt, núi đổ... Họ sáng tạo và lưu truyền phong tục, tập quán tốt đẹp riêng của mình.

→ Từ đó người cha mong muốn con biết tự hào với truyền thống quê hương dặn dò con cần tự tin, vững bước trên đường đời.

3.Bài mới

Đánh giá bài viết
2 4.001
Sắp xếp theo

Ngữ văn lớp 9

Xem thêm