Giáo án Ngữ văn 9 bài 59: Ôn tập thơ và truyện hiện đại

Giáo án điện tử môn Ngữ văn lớp 9

Giáo án Ngữ văn 9 bài 59: Ôn tập thơ và truyện hiện đại được VnDoc sưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

  • Ôn tập, củng cố kiến thức về những tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại đã học trong chương trình Ngữ văn 9. Củng cố hiểu biết về thể loại truyện: trần thuật, xây dựng nhân vật, cốt truyện và tình huống truyện.
  • Củng cố cơ bản về thể loại thơ trữ tình. Bước đầu hình thành hiểu biết sơ lược về thành tựu và đặc diểm của thơ hiện đại Việt Nam.

2. Kĩ năng:

  • Kĩ năng tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức.
  • Rèn kĩ năng viết bài tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, cảm thụ và phân tích thơ trữ tình

3. Thái độ: Tích cực tự giác rèn luyện.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Sách GK, giáo án
  • HS: Đọc trước bài, soạn bài

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

*Vào bài:

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG

*HĐ1: Ôn phần truyện

*Thống kê

STT

Tên tác phẩm

Tên tác giả

Năm sáng tác

Tóm tắt nội dung

1

2

3

Làng

Lặng lẽ SaPa

Chiếc lược ngà

Kim Lân

Nguyễn Thành Long

Nguyễn Quang Sáng

1948

1970

1966

Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng thống nhất với tình yêu và tinh thần kháng chiến.

Ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến tâm sức của mình cho đất nước.

Câu chuyện cảm động éo le về hai cha con ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và khu căn cứ. Qua đó ca ngợi tình cha con thắm thiết trong chiến tranh.

*Câu hỏi

? Hãy nêu nội dung chủ yếu của các tác phẩm truyện Việt Nam?

? Hãy nêu những phẩm chất chung và riêng ở từng nhân vật trong các tác phẩm?

? Nghệ thuật chính qua các truyện?

? Truyện nào có sự sáng tạo tình huống truyện đặc sắc? (Làng, Chiếc lược ngà)

? Trong các nhân vật em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?

Tiết 2

*HĐ2: Ôn tập phần thơ

*Thống kê:

STT

TP

TG

Năm ST

TL

ND

NT

1

Đồng chí

Chính Hữu

1948

Tự do

- Ca ngợi tình đồng chí của những người lính CM trong kháng chiến chống Pháp. Tình đồn chí trơ thành sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của bộ đội cụ Hồ.

- Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.

- Hình ảnh vừa, hiện thực vừa sáng tạo.

2

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Phạm Tiến Dật

1969

Tự do

- Tư thế hiên ngang, tinh thần chiến đấu dũng cảm niềm vui lạc quan của những người lính lái xe trong kháng chiến chống Mĩ.

- Tứ thơ độc đáo, giọng điệu tự nhiên khoẻ khoắn, có chút ngang tàng…

3

Đoàn thuyền đánh cá

Huy Cận

1958

Bảy chữ

- Cám xúc tươi khoẻ về thiên nhiên và lao động tập thể qua cánh thuyền ra khơi đánh cá của người dân chài Quảng Ninh.

- Sử dụng nhiều hình ảnh đẹp lên thơ của vũ trụ của người dân chài.

4

Bếp lửa

Bằng Việt

1963

7+8 chữ

- Nững tình cảm về tình bà cháu, lònh kính yêu và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.

- Kết hợp biểu cảm, miêu tả- kể chuyện. Hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh bà tạo ra những ý nghĩa sâu sắc.

5

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Nguyễn Khoa Điềm

1971

Chủ yếu là 8 chữ; hát ru

- Tình yêu thương con gắn liền với tình yêu làng nước, tinh thần chiến đấu của người mẹ Tà - ôi.

- Điệp khúc xen kẽ lời ru, nhịp điệu ngọt ngào đều đều. Hình ảnh mới mẻ, sáng tạo.

6

Ánh trăng

Nguyễn Duy

1978

Năm chữ

- Ánh trăng là bài thơ nhắc nhở con người không quên những kỉ niệm thơ ấu gắn bó với thiên nhiên, những năm giao chiến đấu. Nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa.

- Hình ảnh bình dị, tứ thơ bất ngờ, giọng điệu chân tình, nhỏ nhẹ mà thấm sâu.

*Câu hỏi:

? Tương tự như vậy những tác phẩm nào được sáng tác trong các giai đoạn sau:

- 1954- 1964: Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa.

- 1964- 1975: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru.

? Nội dung phản ánh chủ yếu của các tác phẩm văn học trong các giai đoạn này là gì?

? Từ nội dung chủ yếu đó thể hiện ý nghĩa tư tưởng gì?

- Tình yêu quê hương, đất nước.

- Tình đồng chí, đồng đội,

- Tình mẹ con, gia đình, bà cháu.

? Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội thể hiện qua bài thơ: Đồng chí, bài thơ về…, ánh trăng.

- Tình đồng chí đồng đội gần gũi, giản dị, thiêng liêng cùng chung cảnh ngộ,…

- Vẻ đẹp tích cách, tâm hồn.

- Tinh thần lạc quan, bình tĩnh, tư thế hiên ngang, có chút ngang tàng.

- Tâm sự của người lính sau chiến tranh. Từ đó nhắc nhở về đạo lí, nghĩa tình thuỷ chung.

? Nhận xét về bút pháp của Huy Cận, Nguyễn Duy?

- Đoàn… Huy Cận: Bút pháp lãng mạn, nhiều so sánh liên tưởng…

- Đồng chí: Bút pháp gợi nghĩ, gợi tả, lời tự tình, ăn năn, ân hận…

?Chọn và bình một đoạn thơ em yêu thích?

I.Truyện

1. Lập bảng thống kê

2.Câu hỏi

- Nội dung phản ánh và những nét chung: Phản ánh đời sống con người Việt Nam trong giai đoạn lịch sử (chống Pháp, Mĩ, xây dựng đất nước).

- Cuộc sống chiến đấu, lao động gian khổ, thiếu thốn với hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

- Phẩm chất, tâm hồn cao đẹp của con người Việt Nam trong chiến đấu và xây dựng đất nước: yêu làng, yêu quê hương đất nước, yêu công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, trọng nghĩa tình...

II. Ôn phần thơ

1. Bảng thống kê:

2.Câu hỏi:

Nội dung:

- Ca ngợi cuộc sống chiến đấu của nhân dân: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru

- Ca ngợi công cuộc lao động xây dựng đất nước và những quan hệ tốt đẹp của con người: Đoàn thuyền đánh cá, Bếp Lửa

IV. CỦNG CỐ- HD HS HỌC Ở NHÀ

*Củng cố: Các bài thơ Đồng chí, Ánh trăng, Bài thơ…kính có nét chung gì về nội dung?

*HD: Học bài, chuẩn bị bài Cố hương.

Đánh giá bài viết
1 4.326
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 9

    Xem thêm