Giáo án Ngữ văn 9 bài 6: Các phương châm hội thoại

Giáo án điện tử môn Ngữ văn lớp 9

Giáo án Ngữ văn 9 bài 6: Các phương châm hội thoại được VnDoc sưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.

2. Kĩ năng:

  • Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
  • Vận dụng phương châm phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong hoạt động giao tiếp.
  • Lựa chọn, phân biệt cách giao tiếp đảm bảo các phương châm hội thoại này.

3. Thái độ: Sử dụng ngôn ngữ, ứng xử trong giao tiếp một cách có văn hoá

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Sách GK, giáo án
  • HS: học bài, đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

*Vào bài:

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG

*HĐ1: Tìm hiểu phương châm quan hệ:

- GDKNS: KT/phân tích tình -> nhận ra, hiểu phương châm quan hệ trong giao tiếp.

Xét ví dụ: SGK, trả lời câu hỏi:

- Thành ngữ: Ông nói gà, bà nói vịt.

=> Ông nói 1 đằng không khớp với nhau

Bà nói 1 nẻo không hiểu nhau (lạc đề)

-> Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp tránh nói lạc đề (phương châm qua hệ) -> ghi nhớ

*HĐ2: Tìm hiểu phương châm cách thức:

- GDKNS: KT/phân tích tình huống -> nhận ra, hiểu phương châm cách thức trong giao tiếp.

1. Em hiểu nghĩa của 2 thành ngữ đó nói gì?

- HS trình bày - GV nhận xét

+ Dây cà ra dây muống: nói dài dòng, rườm rà

+ lúng túng như người ngậm hạt thị: nói ấp úng, không thành lời, không rành

mạch.

-> Làm cho người nghe khó hiểu, khó tiếp nhận, hoặc hiểu không đúng nội dung truyền đạt -> giao tiếp không đạt hiệu quả.

2.Có thể hiểu theo những cách nào?

- HS trình bày- GV bổ sung

+Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy.

+ Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn

-> mơ hồ, khó hiểu.

?Qua đó em rút ra bài học gì khi giao tiếp?

- HS trình bày - GV chốt kiến thức.

-> Khi giao tiếp cần chú nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ. -> ghi nhớ

*HĐ3: Tìm hiểu phương châm lịch sự:

- HS đọc truyện SGK và trả lời các câu hỏi:

- GDKNS: KT/phân tích tình huống -> nhận ra, hiểu phương châm lịch sự trong giao tiếp.

?Vì sao người ăn xin và cậu bé đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia 1 cái gì đó?

- Tuy cả 2 đều không có của cải tiền bạc nhưng cả 2 đều cảm nhận được tình cảm mà họ đã dành cho nhau. Đặc biệt là tình cảm của Cậu bé với ông lão ăn xin.

+ Ông lão đã quá già

+ đôi mắt đỏ hoe bần cùng

+ nước mắt giàn giụa nghèo khổ

+ môi tái nhợt rách rưới

+ Quần áo tả tơi

- Cậu bé không hề tỏ ra khinh miệt, xa lánh mà vẫn có thái độ và lời nói hết sức chân thành, thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến người khác

?Vậy em rút ra bài học gì từ câu chuyện này?

- HS trình bày

- GV chốt kiến thức

GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK

*HĐ4: Luyện tập:

GDKNS: thực hành có hướng dẫn -> phân biệt cách giao tiếp đảm

bảo các phương châm hội thoại này

GV hướng dẫn HS giải quyết các bài tập (SGK). Sau mỗi bài tập khắc sâu và nhấn mạnh ý.

Bài tập 1:

- Những câu tục ngữ đó khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong đời sống và khuyên ta trong giao tiếp nên dùng những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn.

- Uốn câu: không ai dùng vàng (Kim loại quí hiếm) để uốn lưỡi câu.

- Tìm thêm một số câu TN, ca dao khác.

2. Bài tập 2:

Phép tu từ vựng có liên quan có liên quan trực tiếp với phương châm lịch sự là phép nói giảm, nói tránh.

Ví dụ: + Bức tranh này anh vẽ xấu.

+ Bức tranh này anh vẽ chưa đẹp.

3. Bài tập 3:

a. Nói mát

b. Nói hớt

c. Nói móc

d. Nói leo

=> Phương châm lịch sự

e. Nói ra đầu ra đũa -> Phương châm cách thức

4. Bài tập 4:

- Đôi khi người nói phải trình bày:

a. Nhân tiện đây xin hỏi: hỏi không đúng đề tài 2 người đang trao đổi.

b. Tôi nói điều này có gì không phải: nói điều mà có thể làm tổn thương người nghe

c. Đừng nói leo…: không tuân thủ phương châm hội thoại: PCLS

5. Bài tập 5: (về nhà làm)

- Nói băn nói bổ: nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo (phương châm lịch sự)

- Nói như đấm vào tai: nói mạnh trái ý người khác, khó tiếp thu (PCLS)

- Điều nặng tiếng nhẹ: nói trách móc, chì chiết (PCLS)

- Nửa úp nửa mở: nói mập mờ, ỡm ờ không ra hết ý (PCCT)

- Mồm loa méo giải: lắm lời, đanh đá, nói át người khác (PCLS)

- Đánh trống lảng: lảng ra, né tránh không muốn tham dự một việc nào

đó, không muốn đề cập đến một vấn đề nào đó mà người đối thoại đang trao đổi.(PCQH)

I. Phương châm quan hệ:

Tìm hiểu ngữ liệu SGK:

-> Bài học trong giao tiếp:

+Nói đúng đề tài giao tiếp

+Tránh lạc đề

Ghi nhớ SGK

II.Phương châm cách thức:

Tìm hiểu ngữ liệu SGK:

-> Bài học trong giao tiếp: Trong giao tiếp nên nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ

Ghi nhớ SGK

III. Phương châm lịch sự:

Tìm hiểu ngữ liệu SGK:

-> Bài học: Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.

-> Ghi nhớ (SGK)

III. Luyện tập:

- BT1: Phương châm lịch sự

+Chim khôn…

+Một câu nhịn…

+Vàng thì thử lửa thử than,

Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời

- BT2:

Nói giảm nói tránh. VD: Anh hát chưa được hay lắm.

- BT3:

+a, b, c, d: PCLS

+e: PCCT

- BT4:

a. Để tránh vi phạm PCQH

b. Để tránh vi phạm

PCLS

c. Báo cho người nói đã vi phạm PCLS, phải điều chỉnh

- BT5:

+a, b, c, e: PCLS

+d: PCCT

+g: PCQH

IV. CỦNG CỐ- HD HS HỌC Ở NHÀ

*Củng cố: Thế nào là PCQH? PCLS? PCCT? Cho VD?

*HD: Học bài, làm BT5, xem bài Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.

Đánh giá bài viết
1 1.833
Sắp xếp theo

Ngữ văn lớp 9

Xem thêm