Giáo án Ngữ văn 9 bài 62: Cố hương

Giáo án điện tử môn Ngữ văn lớp 9

Giáo án Ngữ văn 9 bài 62: Cố hương được VnDoc sưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

  • Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.
  • Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.
  • Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.
  • Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương.

2. Kĩ năng:

  • Đọc hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
  • Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
  • Kể tóm tắt được truyện.

3. Thái độ:

  • Giáo dục tình yêu quê hương đất nước con người.
  • GDMT: Liên hệ. Môi trường xã hội và sự thay đổi của con người.

II. CHUẨN BỊ:

  • - GV: Sách GK, giáo án, hình ảnh Lỗ Tấn
  • - HS: Đọc trước bài, soạn bài

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

*Vào bài:

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG

*HĐ1: Đọc - hiểu chú thích:

- HD đọc:

- HS đọc, tìm hiểu từ khó

?Từ phần chú thích, em hãy cho biết đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Lỗ Tấn?

?Từ phần chú thích, SGK, em hãy cho biết xuất xứ truyện Cố hương?

?Em hãy cho biết trong truyện, ai là nhân vật trung tâm, ai là nhân vật chính thể hiện tư tưởng tình cảm của tác giả?

*HĐ2: Đọc - hiểu văn bản:

*Nội dung:

*Nhân vật Nhuận Thổ:

?Trong truyện, nhân vật Nhuận Thổ được giới thiệu, xuất hiện trong những hoàn cảnh nào?

?Nhân vật Nhuận Thổ hiện ra trong kí ức của nhân vật “Tôi” là một cậu bé như thế nào?

?Nhuận Thổ xuất hiện trong hiện tại là một người như thế nào?

- GDMT: Liên hệ. Môi trường xã hội và sự thay đổi của con người.

?Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt như vậy? Qua đó phản ánh điều gì về xã hội Trung Quốc?

Tiết 2

*Nhân vật”tôi”

- Thảo luận nhóm: Vị trí, vai trò của nhân vật “tôi” trong truyện? Nhân vật này thể hiện tư tưởng chủa đạo của tác phẩm trong việc lí giải về những vấn đề gì?

- HS thảo luận, trình bày

- GV nhận xét, chốt

?Trong phần cuối của truyện, sự xuất hiện của hình ảnh cháu Hoàng và Thuỷ Sinh và hình ảnh con đường giúp thể hiện suy nghĩ, ước mơ của nhân vật “tôi” như thế nào?

* Nghệ thuật:

?Trong truyện tác giả đã kết hợp các phương thức biểu đạt chính nào? Ý nghĩa?

?Tìm hình ảnh có tính biểu tượng trong truyện?

*Ý nghĩa văn bản:

?Truyện ngắn Cố hương thể hiện suy nghĩ, uớc mơ của Lỗ Tấn về vấn đề gì của đất nước Trung Quốc?

I. Đọc - hiểu chú thích:

1. Đọc - từ khó (SGK)

2. Tác giả:

Lỗ Tấn (1881- 1936) là nhà văn Trung Quốc nổi tiếng. Bối cảnh xã hội Trung Quốc trì trệ, lạc hậu, những đặc điểm tinh thần của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX đã thôi thúc nhà văn có ý chí và mục đích lập nghiệp cao cả. Lỗ Tấn để lại công trình các tác phẩm đồ sộ và đa dạng, trong đó có hai tập truyện Gào thét và Bàng hoàng.

3. Tác phẩm:

- Cố hương là truyện ngắn được in trong tập Gào thét.

- Nhân vật trung tâm: “tôi”; nhân vật chính: “Nhuận Thổ”

II. Đọc - hiểu văn bản:

1. Nội dung:

a. Nhân vật Nhuận Thổ:

- Nhuận Thổ trong kí ức người kể chuyện:

Hiện ra dưới vầng trăng vàng thắm treo lửng lơ trên nền trời xanh thần tiên và kì dị: trạc 11, 12 tuổi, giỏi đâm tra, bẫy chim, nhặt vỏ sò… bẽn lẽn, ngây thơ, hồn nhiên. Là người bạn “dễ thương” thời thơ ấu của nhân vật “tôi”

- Nhuận Thổ trong hiện tại:

Nghèo khổ, vất vả, tội nghiệp (da vàng sạm, mi mắt viền đò húp mọng lên, bàn tay thô kệch nứt nẻ; nét mặt vừa hớn hở vừa thê lương, vùi bát đĩa vào đống tro để mang đi)

-> Bởi con đông, mất mùa, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đày đoạ -> sự khác biệt như vậy. Phản ánh hiện thực về sự thay đồi của xã hội Trung Quốc.

b. Nhân vật “tôi”

“Tôi” là nhân vật trung tâm của tác phẩm, đồng thời là người kể chuyện. Đó là hình tượng nhân vật nhạy cảm, hiểu biết, sâu sắc và tỉnh táo, là hoá thân của tác giả tuy không đồng nhất với tác giả. Nhân vật này thực hiện vai trò đầu mối của toàn bộ câu chuyện, có quan hệ với hệ thống các nhân vật, từ đó thể hiện tư tưởng chủ đạo của tác phẩm với những lí giải về:

- Tình cảnh sa sút, suy nhược của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX mà Cố hương là hình ảnh thu nhỏ của xã hội Trung Quốc thời đó.

- Nguyên nhân của thực trạng đáng buồn đó

- Những hạn chế tiêu cực trong tâm hồn, tính cách của người lào động

“Nhuận Thổ khổ vì con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đã đành, song Nhuận Thổ còn đau đớn hơn vì gánh nặng tinh thần, vì mê tín, vì quan niệm cũ kĩ về đẳng cấp.”

- Nhân vật “tôi” còn được khắc hoạ với những ước mơ về một đất nước Trung Quốc trong tương lai qua hình ảnh về mối quan hệ giữa nhân vật Thuỷ Sinh và cháu Hoàng, về con đường mang ý nghĩa triết lí sâu sắc “Lỗ Tấn từng nói: trên mặt đất vốn không có đường, đường là do con người giẫm nát chỗ không có đường mà tạo ra, là khai phá chỗ gai góc mà có…Bất kể gặp bao nhiêu gian nan trắc trở, chúng ta cần bước tiếp, kiên định không nao núng…”- Giang Trạch Dân.

2. Nghệ thuật:

- Kết hợp giữa kể với tả, biểu cảm và lập luận làm cho câu chuyện được kể sinh động, giàu cảm xúc sâu sắc.

- Xây dựng hình ảnh mang tính biểu tượng:

3. Ý nghĩa văn bản:

Cố hương là nhận thức về thực tại và là mong ước đầy trách nhiệm của Lỗ Tấn về một đất nước Trung Quốc đẹp đẽ trong tương lai.

IV. CỦNG CỐ- HD HS HỌC Ở NHÀ

*Củng cố: Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ? Qua đó tác giả muốn phản ánh điều gì về xã hội Trung Quốc?

*HD: Học bài, tóm tắt đoạn trích, chuẩn bị bài Kiểm tra thơ và truyện hiện đại.

Đánh giá bài viết
1 3.088
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 9

    Xem thêm