Giáo án Ngữ văn 9 bài: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

Giáo án điện tử môn Ngữ văn lớp 9

Giáo án Ngữ văn 9 bài: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí được VnDoc sưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học để làm được bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

3. Thái độ: Bày tỏ suy nghĩ của mình trước một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Sách GK, giáo án
  • HS: Đọc trước bài, soạn bài

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

*Vào bài:

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG

Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài về môt vấn đề về tư tưởng, đạo lí

- G/v chép đề bài vào bảng phụ

? Nội dung của các đề bài trên đề cập đến vấn đề gì? Hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa các đề bài đó?

? Dựa vào các đề bài đó em hãy tự ra đề bài khác?

Hoạt động 2: Hướng dẫn cách làm bài về môt vấn đề về tư tưởng đạo lí

- H/s đọc đề bài

?Đề bài thuộc kiểu nào?

?Nội dung của đề bài đề cập đến VĐ gì?

?Tri thức cần có khi làm bài?

?Hãy nêu nghĩa đên và nghĩa bóng của câu tục ngữ trên?

?Bài học nào rút ra từ đạo lí qua câu tục ngữ đó?

- HS trình bày nhận xét

- GV tổng kết

I – Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

1- Ví dụ: sgk/ 52

2- Nhận xét

- Giống nhau: Đều y/c nghị luận về VĐ tư tưởng, đạo lí

- Khác nhau:

+ Đề 1, 3, 10 là đề có mệnh lệnh

+ Các đề 2, 4, 5, 6, 8, 9 là đề mở, không có mệnh lệnh

II- Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

1- Ví dụ: sgk/55

- Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí: “Uống nước nhớ nguồn”

2- Nhận xét

a. Tìm hiểu đề:

- Thể loại: Nghị luận về VĐTTĐL

- Nội dung: Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ (Sự hiểu biết) đánh giá về ý nghĩa của đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”

b. Tìm ý

*Nghĩa đen:

+Nước là thành quả mà con người được hưởng thụ từ các giá trị của đời sống vật chất cho đến các giá trị tinh thần.

+Nguồn là những người tạo ra thành quả, là lịch sử, TT sáng tạo, bảo vệ thành quả; nguồn còn là tổ tiên, XH, GĐ.

*Nghĩa bóng: Là đạo lí của những người được hưởng thụ đối với những người đã có công gây dựng lên. Đạo lí này là sức mạnh tinh thần, là nguyên tắc làm người của người VN.

Tiết 2

? Dựa vào những kiến thức về phần tìm ý hãy rút ra những ND cơ bản?

?Theo em phần MB nêu những ý nào?

? Phần TB phải triển khai những ý nào?

- HS trình bày nhận xét

- GV tổng kết

 

 

 

 

 

 

 

?Câu tục ngữ nêu ra bài học về đạo lí làm người ntn?

- HS trình bày nhận xét

- GV tổng kết

?Dựa vào cách viiết MB trong sgk rút ra cách viết MB?

? Từ việc tìm hiểu bài hãy rút ra dàn ý của bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?

- HS trình bày nhận xét

- GV tổng kết

 

- H/s rút ra ghi nhớ

Hoạt động 2: hướng dẫn Luyện tập

 

- G/v tổ chức cho h/s thảo luận nhóm đề bài: Tinh thần tự họctrên cơ sở dàn ý h/s đẫ lập ở nhà.

+Phân nhóm viiết từng phần cho đề bài trên.

- HS trình bày nhận xét

- GV tổng kết

 

 

 

 

 

 

 

c. Lập dàn ý

(1) MB: Giới thiệu câu tục ngữ và ND đạo lí: Đạo làm người, đạo lí cho toàn XH.

(2) TB:

a. Giải thích câu tục ngữ

+Nước là thành quả về vật chất, tinh thần.

+Uống nước: hưởng thụ thành quả....

+Nguồn: Nguồn gốc, cội nguồn..

+Nhớ nguồn: Thành quả không tự nhiên mà có, cho nên người được hưởng thụ biết giữ gìn và phát huy..

b. Nhận định đánh giá

+Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người

+Câu tục ngữ nêu TT tốt đẹp của DT.

+Câu tục ngữ nêu một nền tảng sự duy trì và phát triển của XH

+Câu tục ngữ là lời nhắc nhở đối với ai vô ơn và khích lệ mọi người cống hiến cho XH và DT.

(3) KB: Câu tục ngữ thể hiện một nét đẹp của TT và con người VN.

d. Viết bài:

- Viết MB có 2 cách:

+Đi từ chung đến riêng.

+ĐI từ thực tế đến đạo lí

- Viết KB.

e. Đọc và sửa chữa bài

3. Kết luận:

Ghi nhớ: sgk/54

II. Luyện tập

1. MB:

- Tự học là một trong những nhân tố quyết định kết quả học tập của mỗi người h/s.

2. TB:

a. Giải thích:

+Học là hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng

+Hoạt động học diễn ra dưới 2 hình thức: Học dưới sự hướng dẫn của thầy; Tự học.

b. Đánh giá

+Mọi sự học luôn luôn là tự học, ai học thì người đó có kiến thức.

+Không có chuyện học ai học hộ ai được.

+Chỉ có nêu cao tinh thần tự học mới có thể nâng cao chất lượng học tập của mỗi người

3. KB

- Tự học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách của mỗi người.

IV. CỦNG CỐ- HD HS HỌC Ở NHÀ

*Củng cố: Các bước khi làm bài nghị luận về tư tưởng đạo lí?

*HD: Làm hoàn chỉnh bài văn, làm bài tập, chuẩn bị ý kiến phát biểu trả bài viết số 5.

Đánh giá bài viết
5 4.867
Sắp xếp theo

Ngữ văn lớp 9

Xem thêm