Giáo án Sinh học 10 bài 4: Cacbohidrat và Lipit

GIÁO ÁN SINH HỌC 10

Giáo án Sinh học 10 bài 4: Cacbohidrat và Lipit là tài liệu hữu ích dành cho các thầy cô trong quá trình xây dựng bài giảng bộ môn. Giáo án môn Sinh học lớp 10 này với nội dung được biên soạn chi tiết giúp học sinh rèn luyện kĩ năng quan sát, thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, so sánh các loại Cacbohidrat và Lipit và các chức năng của chúng trong cơ thể.

Bài 4: CACBOHIĐRAT VÀ LIPIT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài này HS phải:

  • Liệt kê được tên các loại đường đơn, đường đôi và đường đa (đường phức) có trong các cơ thể sinh vật.
  • Trình bày được chức năng của từng loại đường trong cơ thể sinh vật.
  • Liệt kê được tên các loại lipit có trong các cơ thể sinh vật và trình bày được chức năng của các loại lipit trong cơ thể.

2. Kĩ năng

Rèn luyện một số kĩ năng:

  • Kĩ năng quan sát, thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, so sánh.
  • Rèn luyện kĩ năng làm việc với SGK.
  • Kĩ năng làm việc theo nhóm.

3. Thái độ

Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

  • Tranh hình SGK phóng to.
  • Phiếu học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp (1')

2. Kiểm tra bài cũ (5')

  • Phân biệt các nguyên tố đa lượng với vi lượng?
  • Vai trò của nước đối với tế bào?

3. Bài mới.

a. Đặt vấn đề (2')

Trong tế bào có nhiều loại đường. Vậy chúng gồm những loại nào? Vai trò của đường đối với tế bào?

Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.

b. Tiến trình bài học (30')

Hoạt động của GV và HS Nội dung

+) GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, cho biết:

- Cấu tạo chung của cacbonhydrat?

+) HS nghiên cứu SGK trả lời được:

- Cấu tạo từ C, H, O

- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

+) GV chốt ý:

+) GV bổ sung thêm:

- Công thức chung của cacbohidrat là (CH2O)n trong đó tỉ lệ giữa H và O giống như H2O.

+) GV yêu cầu HS thực hiện lệnh trong SGK trang 19:

- Hãy kể tên các loại đường mà em biết và nêu chức năng của chúng đối với tế bào?

+) HS dựa vào nhưng hiểu biết trong thực tế trả lời lệnh.

+) GV treo tranh các loại đường. Tiếp tục yêu cầu học sinh quan sát tranh và đọc SGK, trả lời các câu hỏi sau:

- Phân biệt các loại đường?

+) HS quan sát tranh và đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên.

+) GV bổ sung thêm:

- Glucozo có ở thực vật và động vật.

- Fructozo có ở thực vật.

- Saccarozo (đường mía) có nhiều trong than cây mía, củ cải đường, củ cà rốt.

- Lactozơ (đường sữa) có nhiều trong sữa động vật.

- Mantozơ (đường mạch nha) chế biến bằng cách lên men tinh bột.

+) GV hỏi:

- Cacbohydrat có chức năng gì?

+) HS nghiên cứu SGK trả lời.

+) GV chốt ý:

+) GV yêu cầu học sinh quan sát H4.2, đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:

- Nêu cấu tạo của các loại Lipit?

+) HS quan sát H4.2, đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên.

+) GV chỉnh lý và kết luận

+) GV Tiếp tục yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:

- Chức năng của các loại lipit?

+) HS Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên.

+) GV chốt ý:

+) GV yêu cầu học sinh quan sát H5.1, đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:

- Cấu tạo chung của protein?

- Phân biệt các cấu trúc của protein?

+) HS đọc SGK thu thập thông tin, trả lời câu hỏi của giáo viên.

+) GV chốt ý:

+) GV tiếp tục yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:

-Protein có chức năng gì? Lấy ví dụ minh họa?

+) HS đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên.

+) GV kết luận:

I. Cacbohyđrat: (Đường)

1. Cấu tạo chung:

- Hợp chất hữu cơ chứa 3 nguyên tố: C, H, O.

- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân: glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ.

2. Các loại cacbonhydrat

a. Đường đơn: (monosaccarit)

- Gồm các loại đường có từ 3-7 nguyên tử C.

- Đường 5C (Ribôzơ, đeôxyribôzơ), đường 6C (Glucôzơ, Fructôzơ, Galactôzơ).

b. Đường đôi: (Disaccarit)

- Gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glucôzit.

- Mantôzơ (đường mạch nha) gồm 2 phân tử Glucôzơ, Saccarôzơ (đường mía) gồm 1 ptử Glucôzơ và 1 ptử Fructôzơ, Lactôzơ (đường sữa) gồm 1 ptử glucôzơ và 1 ptử galactôzơ.

c. Đường đa: (Polisaccarit)

- Gồm nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glucôzit.

- Glicôgen, tinh bột, xenlulôzơ, kitin...

3. Chức năng của Cacbohyđrat:

- Là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào.

- Tham gia cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể...

II. Lipit: (chất béo)

1. Cấu tạo của lipit:

a. Lipit đơn giản: (mỡ, dầu, sáp)

- Gồm 1 phân tử glyxêrol và 3 axit béo

b. Phôtpholipit: (lipit đơn giản)

- Gồm 1 phân tử glyxêrol liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phôtphat (alcol phức).

c. Stêrôit:

- Là Colesterol, hoocmôn giới tính estrogen, testosterol.

d. Sắc tố và vitamin:

- Carôtenôit, vitamin A, D, E, K...

2. Chức năng

- Cấu trúc nên hệ thống màng sinh học.

- Nguồn năng lượng dự trữ.

- Tham gia nhiều chức năng sinh học khác.

III. Prôtêin

1. Cấu trúc của prôtêin

Phân tử prôtêin có cấu trúc đa phân mà đơn phân là các axit amin.

a. Cấu trúc bậc 1:

- Các axit amin liên kết với nhau tạo nên 1 chuỗi axit amin là chuỗi pôli peptit.

- Chuỗi pôli peptit có dạng mạch thẳng.

b. Cấu trúc bậc 2:

- Chuỗi pôlipeptit co xoắn lại (xoắn) hoặc gấp nếp.

c. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4:

- Cấu trúc bậc 3: Chuỗi pôli peptit cấu trúc bậc 2 tiếp tục co xoắn tạo không gian 3 chiều đặc trưng được gọi là cấu trúc bậc 3.

- Cấu trúc bậc 4: Các chuỗi cấu trúc bậc 2 liên kết với nhau theo 1 cách nào đó tạo cấu trúc bậc 4.

2. Chức năng của prôtêin

- Tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể. (nhân, màng sinh học, bào quan...)

- Dự trữ các axit amin.

- Vận chuyển các chất.( Hêmôglôbin).

- Bảo vệ cơ thể.( kháng thể).

- Thu nhận thông tin.(các thụ thể).

- Xúc tác cho các phản ứng.( enzim).

- Tham gia trao đổi chất (hoocmôn).

Tài liệu liên quan tới Sinh học 10 bài Cacbohidrat và Lipit:

Đánh giá bài viết
29 39.854
Sắp xếp theo

Giáo án Sinh học lớp 10

Xem thêm