Giáo án Sinh học 12 bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

Giáo án môn Sinh học lớp 12

Giáo án Sinh học 12 bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Sinh học 12: Ôn tập phần di truyền học

Giáo án Sinh học 12 bài 24: Các bằng chứng tiến hóa

Giáo án Sinh học 12 bài 25: Học thuyết Đacuyn

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

  • Trình bày và phân biệt được 2 khái niệm tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn của thuyết tiến hóa tổng hợp, nêu được mối quan hệ giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
  • Nêu được khái niệm các nhân tố tiến hóa: Quá trình đột biến, di nhập gen,
  • Nêu và phân tích được vai trò của từng nhân tố tiến hóa

2. Kĩ năng: Tổng hợp, so sánh, khái quát hóa

3. Thái độ: Giải thích được tính đa dạng và sự tiến hóa của sinh giới ngày nay.

II. CHUẨN BỊ.

  • Giáo viên: Giáo án, SGK, thông tin có liên quan.
  • Học sinh: SGK, đọc trước bài học.

III. .PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp tìm tòi

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.

1. Ổn định tổ chức lớp học: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ: Quan niệm của Đacuyn về sự tiến hóa? Nêu những tồn tại của thuyết này.

3. Bài mới.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cơ bản

* Hoạt động 1: Tìm hiểu về quan niệm tiến hóa và nguồn nguyên liệu tiến hóa.

GV yêu cầu HS đọc SGK trang 113.

Giải thích tên gọi của thuyết tiến hóa tổng hợp?

HS: Nghiên cứu thông tin SGK để trả lời.

GV: Tiến hóa nhỏ là gì? Tại sao quần thể được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở?

HS: Nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm để trả lời.

GV: Kể tên các giai đoạn tiến hóa nhỏ và thiết lập mối quan hệ giữa chúng bằng một sơ đồ?

HS: Sơ đồ:

QT ban đầu->Thay đổi thành phần KG

CLTN C.li SS----> CTDT mới thích nghi--->

Loài mới.

GV: Tiến hóa lớn là gì? Nêu mối quan hệ giữa tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ?

HS: Nghiên cứu thông tin SGk để trả lời.

GV: Nguyên liệu của quá trình tiến hóa là gì?

HS: Các biến dị di truyền.

GV: Nguồn biến dị của quần thể có phải là tổng hợp tất cả các biến dị phát sinh ở các cá thể trong quần thể không? Nó bao gồm những biến dị nào?

* Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhân tố tiến hóa.

GV: Một quần thể có 100 cá thể trong đó tỉ lệ kiểu gen như sau: 60 AA + 3Aa + 10aa

Theo em những tình huống nào có thể làm thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen trong quần thể trên? Giải thích?

HS: Đột biến, CLTN, di nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên - đây chính là các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi-Vanbec.)

GV: Tính chất của đột biến và ý nghĩa của mỗi tính chất trong tiến hóa?

HS: Nghiên cứu thông tin SAGK để trả lời.

GV: Di nhập gen là gì? Di nhập gen có phải là 1 NTTH có định hướng không?

HS: Không vì di nhập gen là hoàn toàn ngẫu nhiên.

I. QUAN NIỆM TIẾN HÓA VÀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU TIẾN HÓA.

1. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.

a. Tiến hóa nhỏ:

- Thực chất: Là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể), xuất hiện sự cách li sinh sản với quần thể gốc, kết quả dẫn đến sự hình thành loài mới.

- Qui mô: Nhỏ (phạm vi một loài). ® QuẦN thể là đơn vị tiến hóa.

b. Tiến hóa lớn:

- Thực chất: Tiến hóa lớn là quá trình biến đổi trên qui mô lớn, trải qua hàng triệu năm, hình thành các nhóm phân loại trên loài.

- Qui mô: Lớn (nhiều loài).

* Mối quan hệ giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn: Cơ sở của quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài (tiến hóa lớn) là quá trình hình thành loài mới (tiến hóa nhỏ).

2. Nguồn biến dị di truyền của quần thể.

- Đột biến (biến dị sơ cấp),

- Biến dị tổ hợp (biến dị thứ cấp).

- Sự di chuyển của các cá thể hoặc các giao tử từ các quần thể khác vào.

II. CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA.

1. Đột biến:

- Đột biến làm thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

- Đột biến được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa. Đột biến gen qua giao phối tạo nên nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hóa.

2. Di nhập gen:

- Di nhập gen là hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc giao tử giữa các quần thể.

- Di nhập gen làm thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

4. Củng cố:

Phân biệt được tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn của thuyết tiến hóa tổng hợp?

Đánh giá bài viết
1 3.120
Sắp xếp theo

    Giáo án Sinh học lớp 12

    Xem thêm