Giáo án Số học 6 bài 16: Luyện tập

Giáo án Số học 6

Giáo án Số học 6 bài 16: Luyện tập được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Toán 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Số học 6 bài 14: Chia hai lũy thừa cùng cơ số

Giáo án Số học 6 bài 15: Thứ tự thực hiện các phép tính

Giáo án Số học 6 bài 18: Tính chất chia hết của một tổng

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Củng cố lại quy tắc nhân, chi hai luỹ thừa cùng cơ số;

2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng vận dụng lý thuyết vào giải bài tập;

3.Thái độ: Thực hiện các dạng bài tập cơ bản đơn giản.

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU-TBDH:

1. Chuẩn bị của thầy: SGK, SBT, thước thẳng.

2. Chuẩn bị của trò: Vở ghi, SGK, phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Nêu quy tắc nhân,chia hai luỹ thừa cùng cơ số? Viết biểu thức tổng quát?

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy - trò

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Viết phép chia dạng luỹ thừa

GV: Cho HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán.

GV: Em hãy nêu quy tắc chia hai luỹ thừa cùng cơ số?

GV: Cho 3 HS lên bảng trình bày cách thực hiện.

GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm.

Hoạt động 2: Nhận biết đúng sai.

GV: Cho HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán.

GV: Mỗi phép tính cho ta mấy kết quả? Hãy chọn kết quả đúng trong các kết quả sau.

GV: Cho 3 HS lên bảng trình bày cách thực hiện.

GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm.

Hoạt động 3: Viết các số dưới dạng tổng các luỹ thừa của 10.

GV: Cho HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán.

GV: Em hãy nêu cách viết một số tự nhiên dưới dạng luỹ thừa của 10?

GV: Cho 3 HS lên bảng trình bày cách thực hiện.

GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm.

GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh.

Hoạt động 4: Nhận biết số chính phương

GV: Cho HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán.

GV: Giới thiệu cho HS về số chính phương

GV: Em hãy tính giá trị của các biểu thức trên?

Mỗi số đó có phải là một số chính phương không? Vì sao?

GV: Cho HS lên bảng trình bày cách thực hiện.

GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm.

Dạng 1: Viết dưới dạng luỹ thừa

Bài tập 67 ( 30 – SGK)

a) 38 : 34 = 38 – 4 = 34

b) 108 : 102 = 108 – 2 = 106

c) a6 : a = a6 – 1 = a5

Dạng 2: Nhận biết

Bài tập 69 ( 30 – SGK)

a) 33 . 34 bằng:

312 S , 912 S , 37 Đ , 67 S

b) 55 : 5 bằng:

55 S , 54 Đ , 53 S , 14 S

c) 23 . 22 bằng:

86 S , 65 S , 27 Đ , 26 S

Dạng 3: Viết dưới dạng tổng các luỹ thừa của 10

Bài tập 70 (30 – SGK)

987 = 900 + 80 + 7

= 9. 102 + 8. 101 + 7.100

2564 = 2000 + 500 + 60 + 4

= 2. 103 + 5. 102 + 6. 101 +4. 100

= a. 10000 + b. 1000 + c. 100 +d. 10 +e

= a. 104 + b. 103 + c.102 + d. 101 + e.100

Dạng 4: Kiểm tra số chính phương

Bài tập 72 SGK

Kết quả là số chính phương.

a) 9

b) 36

c) 100

Đánh giá bài viết
1 181
Sắp xếp theo

    Giáo án điện tử Toán lớp 6

    Xem thêm